Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Cắt giảm chi phí là thượng sách!

Ông Nguyễn Vũ Duy Tuấn. - tinkinhte.com
Ông Nguyễn Vũ Duy Tuấn. Ảnh: Ngọc Giang.

Doanh nghiệp đang đứng trước một tình hình mới với nhiều biến động kinh tế phức tạp và thay đổi trong chính sách vĩ mô. Giải pháp lúc này là gì? Làm thế nào để vượt qua khó khăn? Ông Nguyễn Vũ Duy Tuấn, Giám đốc phát triển kinh doanh, Phân ban tư vấn chiến lược và phát triển chiến lược Deloitte Consulting Đông Nam Á (phụ trách Việt Nam), chia sẻ những vấn đề này qua cuộc trao đổi với TBKTSG.

TBKTSG: Khó khăn của doanh nghiệp hiện nay, theo ông, là gì?

- Ông Nguyễn Vũ Duy Tuấn: Tháng 11-2009, Chính phủ điều chỉnh tỷ giá tiền đồng với đô la Mỹ với mức giảm cho tiền đồng hơn 5%. Đến tháng 2-2010, Chính phủ lại điều chỉnh tiếp với mức giảm hơn 3%. Tiền đồng mất giá làm cho chi phí sản xuất tăng do phần lớn nguyên vật liệu, máy móc đều phải nhập từ nước ngoài. Ngoài ra, giá xăng, điện, nước... cũng tăng, trong khi đó, thu nhập bằng tiền đồng của người tiêu dùng không tăng. Mặt khác, thị trường của doanh nghiệp Việt Nam, kể cả xuất khẩu lẫn nội địa đều đang đứng trước nguy cơ bị co hẹp.

TBKTSG: Nhiều mặt hàng đã bắt đầu tăng giá và các doanh nghiệp xem đây như một biện pháp đối phó hiển nhiên...

- Tăng giá sản phẩm cũng là một giải pháp và là giải pháp dễ nghĩ đến nhất. Có một cách khác cũng dễ nghĩ đến là doanh nghiệp không giảm giá nhưng lại giảm chất lượng sản phẩm.

Tuy nhiên, hãy coi chừng với các giải pháp này. Có nên tăng giá không và ở mức nào? Hay giữ nguyên giá và tìm cách hợp lý hóa chiến lược kinh doanh? Giảm chất lượng sản phẩm mà hàng ngoại chất lượng không giảm thì điều gì sẽ xảy ra? Thị trường sẽ rất dễ mất vào tay kẻ khác và tôi nghĩ đây là điều không mấy doanh nghiệp muốn.

TBKTSG: Vậy, theo ông, biện pháp nào là tối ưu?

- Đây là thời cơ tốt cho các doanh nghiệp nhìn lại và xây dựng chiến lược kinh doanh và chiến lược điều hành hoạt động của mình sao cho bền vững. Để giữ giá cạnh tranh trên thị trường, các doanh nghiệp không có con đường nào khác là phải cắt giảm chi phí.

Tuy nhiên, cắt giảm chi phí ở đây không phải được hiểu theo nghĩa thắt lưng buộc bụng, thắt chi phí đến mức thấp nhất mà làm thế nào điều tiết chi phí một cách hợp lý nhằm có cơ hội tăng doanh thu, lợi nhuận. Đã đến lúc cần đi từ mô hình động viên nguồn lực đẩy (push), trong đó xem khách hàng là những người thụ động sang mô hình kéo (pull), trong đó khách hàng trở thành những người tạo lập mạng lưới.

Việc cắt giảm này cần được xem xét không chỉ với riêng doanh nghiệp mình mà phải được thực hiện cả trên toàn bộ chuỗi giá trị cung cầu, từ nhà cung cấp, nhà sản xuất đến nhà phân phối, bán lẻ và người tiêu dùng. Bằng cách đó, làm cho thị phần/doanh thu của doanh nghiệp “nở” to ra, chứ không phải nhỏ lại. Nhờ cái nhìn xuyên suốt về chi phí, doanh nghiệp và các đối tác sẽ mạnh mẽ hơn trong đầu tư.

TBKTSG: Ông có thể phân tích kỹ hơn về điểm này? Cắt giảm chi phí trên toàn bộ chuỗi cung cầu là như thế nào và tại sao cắt giảm mà thị phần, doanh thu vẫn tăng?

- Tôi lấy một ví dụ thế này. Công ty A bán cho B ba loại sản phẩm, mỗi loại 60.000 đồng; B bán lại cho C 70.000 đồng; D bán lại cho E 80.000 đồng và E bán ra ngoài cho người tiêu dùng là 100.000 đồng. Giả sử giá sản phẩm vẫn giữ là 100.000 đồng thì nhiệm vụ của A là phải làm sao tăng mức lời của B, C, D, E lên. Bằng cách nào?

Ngoài việc B, C, E phải tự giảm chi phí thì chính A cũng phải làm thế nào để mặc nhiên toàn bộ những người trong chuỗi giá trị như B, C, E tiết kiệm được chi phí. Chẳng hạn, thay vì dồn cả ba loại sản phẩm vào tất cả thị trường, trong đó có sản phẩm có độ chấp nhận thị trường không cao dẫn tới hệ quả là hàng tồn kho, làm cho chi phí tăng. Chi phí tăng không chỉ với nhà sản xuất mà còn gián tiếp tăng với các nhà bán buôn, bán lẻ như B, C, D, E và như vậy họ đã không nhận được mức lợi nhuận hấp dẫn nhất có thể. Bây giờ, chúng ta phân bố lại, biết rằng sản phẩm thứ nhất, sản phẩm thứ hai, sản phẩm thứ ba đưa vào từng thị trường/kênh bán hàng nào là tốt nhất. Trong trường hợp này A sẽ hướng dẫn để B, C, D, E chỉ bán hai loại sản phẩm thôi, thay vì phải ôm cả ba loại sản phẩm làm cho hàng bị tồn kho. Khi mức lời tăng, B, C, D, E sẽ quay trở lại đầu tư nhiều hơn, làm cho thị phần của A ngày càng tăng.

TBKTSG: Khả năng cắt giảm chi phí của các doanh nghiệp Việt Nam có nhiều không, thưa ông?

- Tiềm năng còn rất lớn. Những dự án của chúng tôi ở Việt Nam cho thấy có nhiều chi phí của các doanh nghiệp chuyển vào những chỗ không thấy lợi ích hợp lý, không thấy lợi ích rõ ràng.

Ví dụ như về vấn đề quảng bá thương hiệu. Thương hiệu rất cần, tôi không phủ nhận. Nhưng xây dựng thương hiệu chính là việc tạo dựng và giữ gìn lời hứa. Nếu tốn công sức quá nhiều mà không giữ lời hứa tức là đã làm cho chi phí tăng một cách vô ích. Cách đây không lâu, một công ty phát hành sách đăng quảng cáo trên một tờ báo tại TPHCM là có bán cuốn sách “Quân vương”. Thế nhưng, đến các nhà sách ở TPHCM đều không thấy bán, cho đến khi ra Hà Nội tôi mới mua được cuốn sách này. Hỏi ra thì mới biết sách chỉ bán ở các tỉnh phía Bắc. Vấn đề đặt ra là liệu lời hứa có được đảm bảo và chi phí bỏ ra có hợp lý không khi sách chỉ bán ở phía Bắc nhưng lại quảng cáo ở phía Nam?

Một vấn đề nữa là đầu tư cho công nghệ thông tin (CNTT). Khá nhiều doanh nghiệp hiện nay sẵn sàng bỏ rất nhiều tiền để đầu tư mua CNTT. Thế nhưng, thay vì để phục vụ cho hoạt động kinh doanh, CNTT lại chỉ được dùng như một công cụ để xứ lý thông tin. Đây là lý do mà hàng loạt doanh nghiệp mua phần mềm ERP (Enterprise Resource Planning) đã thất bại trong triển khai.

TBKTSG: Làm sao để có thể cắt giảm chi phí?

- Toàn bộ chuỗi cung cầu này phải được minh bạch hóa để cho ban lãnh đạo công ty có thể nhìn thấy được đầu tư vào marketing bao nhiêu, quảng cáo bao nhiêu, chi phí sản xuất bao nhiêu, chi phí lãi suất bao nhiêu; hàng hóa vào những thị trường nào, đang tắc ở đâu... Tiếng Việt của chúng ta có một chữ rất hay - đó là nguy cơ. Trong nguy luôn có cơ, nếu biết tận dụng cơ thì chắc chắn các doanh nghiệp của chúng ta sẽ vượt qua được khó khăn.

(Theo Nguyên Tấn // Thời báo kinh tế Sài Gòn)

  • Doanh nghiệp vận tải đang 'ăn thịt chính mình'
  • Tập đoàn Mai Linh cắt giảm một loạt ngành nghề kinh doanh
  • Sếp Quốc Cường Gia Lai: “Thấy tài sản ra đi mà không cứu được”
  • Tribeco: Sập đủ bẫy, anh hùng thành 'phế nhân'
  • Chuyển nợ thành vốn góp: Lợi và hại !
  • “Phát triển bền vững phải giữ lấy gốc”
  • Hệ quả sự phụ thuộc
  • Mong muốn chiếm thị phần lớn tại Việt Nam
  • Trách nhiệm xã hội: Công cụ phát triển bền vững của doanh nghiệp
  • Cơ hội đến từ thị trường
  • Quốc tế hóa thương hiệu PVI
  • “Bầu Đức” nói chuyện kinh doanh
  • IBM tăng tốc kinh doanh tại thị trường Việt Nam
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao