Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Trách nhiệm xã hội: Công cụ phát triển bền vững của doanh nghiệp

Bà Lê Thanh Hằng: “Lợi ích dài hạn chủ yếu của CSR là cho chính nội bộ doanh nghiệp như cải thiện quan hệ trong công việc, giảm bớt tai nạn, giảm tỷ lệ nhân viên thôi việc, tăng năng suất lao động”

Vì sao trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (Corporate Social Responsibilitty – CSR) lại được coi là một công cụ đắc lực giúp các doanh nghiệp phát triển bền vững? Phó TGĐ Tập đoàn Thương mại đầu tư xây dựng HACO Lê Thanh Hằng chia sẻ cùng phóng viên về vấn đề này. 

- Chị vừa trở về sau chuyến tham quan khảo sát học tập kinh nghiệm tại Mỹ về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Sau chuyến đi này, nhận thức của chị về điều này như thế nào?

Trước đây khái niệm trách nhiệm xã hội (CSR) đối với tôi cũng không được rõ nét. Tôi chỉ đơn giản nghĩ, đó là việc bảo vệ môi trường, làm từ thiện giúp đỡ những người nghèo, nhưng sau chuyến đi này tôi học hỏi thêm được rất nhiều điều. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp bao hàm nhiều vấn đề. Thứ nhất, doanh nghiệp phải đảm bảo hoạt động của mình không gây ra những tác hại đối với môi trường sinh thái, tức là phải thể hiện sự thân thiện với môi trường trong quá trình sản xuất, hoạt động kinh doanh của mình. Thứ hai, doanh nghiệp phải biết quan tâm đến người lao động, người làm công cho mình không chỉ về mặt vật chất mà còn về mặt tinh thần. Thứ ba, doanh nghiệp phải tôn trọng quyền bình đẳng nam nữ, không được phân biệt đối xử về mặt giới tính trong tuyển dụng lao động và trả lương mà phải dựa trên sự công bằng về năng lực của mỗi người. Thứ tư, không được phân biệt đối xử về mặt sắc tộc, không được phân biệt đối xử giữa người bình thường và người bị khiếm khuyết về mặt cơ thể hoặc quá khứ của họ. Thứ năm, phải cung cấp những sản phẩm có chất lượng tốt, không gây tổn hại đến sức khỏe người tiêu dùng. Thứ sáu, phải biết dành một phần lợi nhuận của mình đóng góp cho các hoạt động trợ giúp cộng đồng, bởi doanh nghiệp luôn tồn tại trong lòng một cộng đồng nào đó nên không thể chỉ biết có bản thân mình. Thứ bảy, phải tham gia kiến tạo hòa bình và an ninh của quốc gia cũng như thế giới.

- Các doanh nghiệp nước bạn thực hiện trách nhiệm xã hội như thế nào, thưa chị?

Chuyến khảo sát các doanh nghiệp tại Mỹ vừa qua mang lại cho chúng tôi nhiều điều bất ngờ. Mỗi doanh nghiệp tập trung vào một hoặc một vài hình thức trong 7 hình thức trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp mà tôi đã nêu ở trên, tất cả đều được lên kế hoạch và thực hiện một cách cụ thể, hoàn hảo. Trách nhiệm xã hội được thông suốt từ ban lãnh đạo đến từng nhân viên. Ví dụ như Sable Inc - là doanh nghiệp chuyên về các giải pháp du lịch, máy bay. Tòa nhà trụ sở của họ được cấp chứng nhận LEED (Leadership in Energy and Environmental Design - chứng nhận về thiết kế tiết kiệm nhiên liệu và thân thiện môi trường). Trong khu căng-tin của họ, toàn bộ dao, dĩa được làm từ bột ép khoai tây, trông hoàn toàn giống dao dĩa nhựa bình thường nhưng những chất này dễ được phân hủy trong đất v.v… Hiện nay các doanh nghiệp Việt Nam cũng đã quan tâm nhiều đến trách nhiệm xã hội, tuy nhiên cũng vẫn còn nhiều doanh nghiệp chỉ quan tâm đến vấn đề lợi nhuận mà quên đi đạo đức kinh doanh cũng như trách nhiệm với môi trường và cộng đồng, điển hình như vụ xả trực tiếp chất thải không qua xử lý ra sông Thị Vải của công ty Vedan Việt Nam.

- Trách nhiệm xã hội vẫn còn là một khái niệm mới mẻ với nhiều công ty sản xuất trong nước. Với góc nhìn từ doanh nghiệp và được tham gia khóa đào tạo về trách nhiệm xã hội, chị nhận thức thế nào về vấn đề này cũng như vai trò và sự cần thiết của trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp trong giai đoạn hội nhập và phát triển hiện nay?

Tục ngữ Trung Hoa có câu: “Cho người một con cá, bạn nuôi người đó một ngày. Dạy người đó câu cá, bạn nuôi sống anh ta một đời”. Nếu chỉ tính trong ngắn hạn, lợi ích mà CSR có thể đem lại là các đơn đặt hàng từ những công ty mua hàng đòi hỏi các tiêu chuẩn về CSR. Tuy nhiên, chi phí để áp dụng chương trình CSR có thể làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của công ty. Thế nhưng, mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp không chỉ giới hạn ở lợi nhuận. Thước đo thành công của doanh nghiệp là những tác động mà doanh nghiệp tạo ra đối với xã hội. Bên cạnh đó, lợi ích dài hạn chủ yếu của CSR là cho chính nội bộ doanh nghiệp như cải thiện quan hệ trong công việc, giảm bớt tai nạn, giảm tỷ lệ nhân viên thôi việc, tăng năng suất lao động. Ngoài ra, CSR còn giúp nâng cao uy tín của doanh nghiệp trong quan hệ với khách hàng và các đối tác, tạo ra ưu thế trong cạnh tranh và thuận lợi trong việc kêu gọi đầu tư, đặc biệt là đầu tư nước ngoài.

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là cam kết của doanh nghiệp đối với đạo đức kinh doanh và đóng góp cho việc phát triển kinh tế bền vững, thông qua việc tuân thủ chuẩn mực về bảo vệ môi trường, bình đẳng giới, an toàn lao động, quyền lợi lao động, trả lương công bằng, đào tạo và phát triển nhân viên, phát triển cộng đồng… theo cách có lợi cho cả công ty cũng như phát triển chung của xã hội.

Trách nhiệm xã hội được coi là một yếu tố quan trọng như những yếu tố truyền thống khác như chi phí, chất lượng và tiến bộ trong kinh doanh. Trách nhiệm xã hội được lồng ghép vào chiến lược của doanh nghiệp và trở thành điều kiện bắt buộc để doanh nghiệp tồn tại và phát triển.

Trong thời đại toàn cầu hóa, doanh nghiệp không chỉ là đại diện cho chính mình mà còn là bộ mặt của quốc gia trên toàn thế giới. Chính vì vậy, trách nhiệm xã hội không phải là bề nổi, không là một khía cạnh “cộng thêm” mà là bản chất của doanh nghiệp. Bởi vì, chỉ có đạo đức tốt thì mới kinh doanh tốt được, tức doanh nghiệp càng có trách nhiệm xã hội bao nhiêu, càng có khả năng sinh lợi nhiều bấy nhiêu và ngược lại. Và vì trách nhiệm xã hội là bản chất của doanh nghiệp nên doanh nghiệp phải thể hiện trách nhiệm xã hội của mình một cách toàn diện chứ không phải chỉ thể hiện ở một số khía cạnh nào đó mà thôi.

- HACO đang thực hiện dự án Kids Charity - Hỗ trợ bệnh nhân nghèo ở Viện Nhi Trung ương (Hà Nội). Xin chị cho biết cụ thể về dự án này? Thông qua dự án, chị nhận thấy tính hiệu quả đối với xã hội và bản thân doanh nghiệp như thế nào?

Dự án này ra đời ngày 1/12/2009 với sự cảm thông sâu sắc và mong muốn chia sẻ phần nào các khó khăn của bệnh nhi tại Viện Nhi Hà Nội, dù chỉ là bữa cơm, hộp sữa, chi phí thuốc men, viện phí, chi phí điều trị hay chi phí phẫu thuật … Tất cả cũng chỉ mong mang đến cho các em nụ cười và niềm tin vào những tấm lòng nhân ái.

Kids Charity là do các thành viên ban lãnh đạo HACO sáng lập. Bên cạnh việc tài trợ của ban lãnh đạo và tập thể nhân viên HACO, dự án cũng nhận được sự phát tâm của các nhà tài trợ là những doanh nghiệp như Công ty TNHH Deloitte Việt Nam, Hiệp hội nữ doanh nhân Hà Nội (HNEW) và của nhiều những tấm lòng vàng khác.

Thước đo thành công của doanh nghiệp là những tác động mà doanh nghiệp tạo ra đối với xã hội.

Hiện nay một hòm từ thiện dành cho dự án đang được đặt tại HACO và đã nhận được rất nhiều sự ủng hộ của cán bộ nhân viên. Điều này nói lên rằng, ý thức về trách nhiệm cộng đồng từ ban lãnh đạo đang được lan tỏa xuống cho từng nhân viên và từ đó xây dựng nên một văn hóa HACO kết hợp với những điểm mạnh của HACO là sức trẻ và sự nhiệt tình sẽ tạo nên “tinh thần HACO” ngày càng tỏa sáng.

- Có một nhận xét rằng, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chủ yếu coi công tác xã hội như một công cụ để đánh bóng và quảng bá thương hiệu chứ chưa thực sự vì xã hội giống như tại các nước tiên tiến. Xin chị cho biết ý kiến về vấn đề này?

Điều này có thể đúng với một số công ty, nhưng theo tôi chưa hẳn đúng với hầu hết các công ty Việt Nam. Hiện nay nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã có ý thức rõ ràng về việc thực hiện CSR và trách nhiệm của họ đối với cộng đồng.

Rất nhiều công ty đã bỏ ra nhiều tiền để làm từ thiện hay tham gia các chương trình đấu giá nhằm ủng hộ người nghèo, điều này cũng nên được ghi nhận là những đóng góp của họ đối với cộng đồng. Trao đổi với những doanh nghiệp tại Mỹ chúng tôi cũng nhận thấy rằng họ cũng làm truyền thông nhiều và rất tốt cho chương trình CSR của họ vì họ cho rằng, phải để nhân viên hay cộng đồng biết về những chương trình này để thu hút họ tham gia, qua đó giáo dục, nâng cao ý thức về trách nhiệm cộng đồng trong bản thân mỗi nhân viên công ty hay của mỗi người dân.

- Theo chị, các doanh nghiệp Việt Nam cần phải làm gì để đạt được giống như các doanh nghiệp ở các nước tiên tiến trên thế giới?

Khái niệm trách nhiệm xã hội phải được xây dựng từ nền tảng sứ mệnh của doanh nghiệp. Sẽ dễ dàng hơn cho các doanh nghiệp nếu họ xây dựng văn hóa trách nhiệm xã hội ngay từ khi mới thành lập hơn là thay đổi văn hóa doanh nghiệp sau này. Chương trình CSR thành công phải được dựa trên việc tạo dựng niềm tin và sự ủng hộ của khách hàng và công chúng, tất cả cán bộ công nhân viên, các nhà cung cấp và phân phối, các nhà đầu tư và ngân hàng, và cuối cùng là các tổ chức chính quyền. CSR phải bắt nguồn từ người lãnh đạo. Nếu những nhà quản lý không tin tưởng vào tầm quan trọng của CSR, nếu họ không chủ động tiên phong hay hỗ trợ các hoạt động CSR tại cơ sở, nếu họ không thể hiện tính chính trực và trung thực trong công việc cũng như trong cuộc sống cá nhân thì CSR không thể thành công. CSR cần được áp dụng trong mọi khía cạnh hoạt động của công ty và tất cả các nhóm có quyền lợi liên quan.

Mặc dù còn nhiều khó khăn và e ngại khi áp dụng CSR ở doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) tại Việt Nam vì họ cho rằng các nguồn tài nguyên của họ quá hạn chế, không thể đáp ứng được những chương trình CSR đắt tiền. Quan điểm này hoàn toàn không đúng, chương trình CSR không nhất thiết phải tốn kém. CSR có thể bắt đầu từ những bước nhỏ như ý thức bảo vệ môi trường trong quá trình sản xuất của doanh nghiệp, tạo môi trường làm việc thuận lợi cho cán bộ nhân viên, chú ý vấn đề an toàn lao động cho cán bộ nhân viên, chế độ làm việc, lương thưởng hợp lý v.v… Doanh nghiệp không thể thành công trong việc áp dụng CSR nếu không có sự cam kết của ban lãnh đạo, thực sự hiểu rõ tầm quan trọng và lợi ích CSR sẽ mang lại trong dài hạn và biến CSR thành một phần văn hóa doanh nghiệp.

Hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình vừa hợp tác vừa đấu tranh và cạnh tranh, vừa có nhiều cơ hội và không ít thách thức. Khi lợi thế về giá nhân công rẻ hay nguồn tài nguyên phong phú không còn là của riêng Việt Nam nữa thì các doanh nghiệp vừa và nhỏ muốn tham gia sân chơi lớn buộc phải bổ sung thêm cho mình năng lực cạnh tranh mới. Nếu sớm được nhận thức và áp dụng, CSR chính là một công cụ đắc lực giúp cho doanh nghiệp nội địa chiếm được ưu thế so với các đối thủ cạnh tranh trong khu vực.

- Xin cảm ơn chị!

(Theo Nguyễn Diệp // Báo Doanh nhân)

  • Doanh nghiệp vận tải đang 'ăn thịt chính mình'
  • Tập đoàn Mai Linh cắt giảm một loạt ngành nghề kinh doanh
  • Sếp Quốc Cường Gia Lai: “Thấy tài sản ra đi mà không cứu được”
  • Tribeco: Sập đủ bẫy, anh hùng thành 'phế nhân'
  • Chuyển nợ thành vốn góp: Lợi và hại !
  • Cơ hội đến từ thị trường
  • Quốc tế hóa thương hiệu PVI
  • “Bầu Đức” nói chuyện kinh doanh
  • IBM tăng tốc kinh doanh tại thị trường Việt Nam
  • Chị Bùi Thị Mai - Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội (Habubank): Phải biết dùng nhân tài
  • Chủ tịch HĐQT Vinalines-TS Dương Chí Dũng: Phải nhìn ra biển xa
  • Bianfishco chinh phục thị trường bán lẻ Hoa Kỳ
  • Chọn thương hiệu Ba Vì để phát triển Công ty
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao