Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Đầu tư vàng không phù hợp với người “yếu bóng vía”

Trong các kênh đầu tư hiện tại là chứng khoán, vàng, bất động sản và ngoại tệ, hiện vàng đang chiếm được ưu thế. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, chỉ những nhà đầu tư có khả năng chịu đựng rủi ro cao thì mới nên tham gia vào đầu tư vàng.

Giá vàng quốc tế đang tăng một cách "điên loạn" sau khi nước Mỹ bị hạ định mức tín nhiệm. Tại thị trường trong nước, giá vàng còn nhảy múa chóng mặt hơn khi tăng tới gần 8 triệu đồng/lượng trong chưa đầy hai tuần qua. Theo nhiều chuyên gia, thị trường vàng trong nước đã xuất hiện những dấu hiệu của tình trạng đầu cơ. Nếu quyết định tham gia lúc này cần phải có khả năng chịu đựng rủi ro rất cao trong ngắn hạn.

Ông Louis Nguyễn
Tổng giám đốc Công ty quản lý Qũy Saigon Asset Management (SAM)

Tôi có thể hiểu vì sao vàng trong nước lại lên cơn sốt như hiện tại. Ngoài yếu tố vàng thế giới tăng mạnh vì những lý do mà chúng ta đã biết, phải kể thêm là hiện nay, dòng tiền đầu tư trong nước không biết đổ vào đâu.

Nếu đổ vào bất động sản thì đòi hỏi vốn lớn, trong khi thanh khoản lại kém. Nếu đổ vào chứng khoán cũng không thuận lợi, vì TTCK không biết đến bao giờ mới khởi sắc. Đem tiền gửi ngân hàng lại lo biến động tỷ giá và lạm phát khiến tiền đồng thêm mất giá. Trong khi xu hướng của mọi người là không ôm tiền thì vàng trở thành kênh lựa chọn.

Tôi nghĩ, bây giờ là thời "tiền mặt là vua". Bất cứ kênh nào cũng có thể đem lại cơ hội cho nhà đầu tư, miễn đó là tiền nhàn rỗi và nhà đầu tư biết "chọn mặt gửi vàng".

Ông Lê Thẩm Dương
Trưởng Khoa Quản trị kinh doanh, Đại học Ngân hàng TP. HCM

Tôi cho rằng, không có công thức chung và rất khó khuyên người khác nên đầu tư vào đâu. Muốn biết câu trả lời, phải xem nhiều yếu tố như năng lực tài chính, mục đích đầu tư… của mỗi người. Trong thời điểm này, theo tôi, giữ của quan trọng hơn đầu tư. Với đà lạm phát hiện nay, giữ tiền ở đâu để tiền không bị âm đã khó, nói gì đầu tư.

Ngân hàng là kênh cất tiền ít bị âm nhất, lại rủi ro thấp, nên nhiều người chọn. Lợi thế của kênh ngân hàng còn ở chỗ, có phí cơ hội cho người gửi tiền. Người gửi có thể rút tiền bất cứ lúc nào cho những mục đích đầu tư khác mà không cần phải bận tâm đến thanh khoản.

Tuy nhiên, hạn chế của kênh tiết kiệm là lãi suất thấp. Vì thế, người thích lời nhiều sẽ chú ý đến kênh đầu tư vàng. Vì đầu tư vàng, ngoài chức năng giữ của, còn có thể giúp sinh lời hấp dẫn. Diễn biến giá vàng tăng vọt mấy ngày nay là một ví dụ. Nhưng tôi cho rằng, vàng chỉ hấp dẫn với ai đang có nhu cầu mua vàng để dành. Còn kinh doanh vàng thì vô cùng mạo hiểm. Thử nghĩ, nếu ai đó vay mua vàng ở thời điểm giá 39 triệu đồng/lượng với mục đích đánh xuống, đợt tăng giá vừa qua có phải lỗ nặng không? Mua vào tại thời điểm giá vàng trong nước cao hơn giá vàng thế giới cũng cực kỳ nguy hiểm.

Với chứng khoán, khi VN-Index đã phá mốc 400 điểm chứng tỏ tâm lý đa số nhà đầu tư suy sụp nặng nề. Vì thế, còn lại trên sàn hiện nay phần lớn là nhà đầu tư chuyên nghiệp. Chỉ có họ mới có khả năng cầm cự lâu và chấp nhận om vốn chờ đợi thị trường đi lên.

Với kênh bất động sản, hiếm có lúc nào có thể mua bất động sản với giá hấp dẫn như hiện tại. Nhiều dự án tốt nhưng vì thiếu vốn, yếu thanh khoản đã phải bán dưới giá thành. Nhưng đầu tư bất động sản đòi hỏi vốn lớn và sức chịu đựng lâu dài.

Ông Nguyễn Quang Thuân
Tổng giám đốc StoxPlus

Đối với nhiều người, vàng đang thực sự là kênh đầu tư đáng chú ý. Chỉ trong hai tuần qua, giá vàng từ 39,5 triệu đồng/lượng (20/7) đã tăng sát 46 triệu đồng/lượng (ngày 9/8). Nếu ai giữ vàng trước đó và bán vào lúc này sẽ thu được khoản lợi nhuận không nhỏ. Nhưng tôi cho rằng, nhảy vào đầu tư vàng lúc này dễ trở thành "nạn nhân". Ngoài ra, đầu tư vàng, nhất là vàng trực tuyến rất phức tạp, đòi hỏi nhiều kỹ năng chuyên môn cao.

Với kênh chứng khoán, khả năng giá cổ phiếu tăng mạnh trong ngắn hạn hầu như không xảy ra. Nhìn vào hoạt động DN, theo phân tích của chúng tôi, chỉ khi nào lãi suất cho vay về dưới 14%/năm, DN mới kinh doanh tốt. Tuy nhiên, có thể còn lâu lãi suất mới về mức này nên chứng khoán bị nhà đầu tư "ngó lơ" là điều dễ hiểu. Mặc dù vậy, nếu đầu tư, tôi vẫn sẽ hướng chú ý vào kênh chứng khoán.

TTCK đang mở ra nhiều cơ hội hấp dẫn. Trong hàng trăm DN niêm yết trên sàn, không thiếu những DN làm ăn vẫn tốt, giá cổ phiếu ở mức rất hấp dẫn. Chỉ cần vài tỷ đồng, nhà đầu tư đã có thể sở hữu 5 - 10% vốn ở một công ty. Nếu tài chính mạnh hơn, còn có thể tham gia quyết định chiến lược hoạt động của công ty. Những khoản đầu tư này chắc chắn sẽ không thua lỗ nếu nhà đầu tư biết lựa chọn và có khả năng đầu tư trong dài hạn.

Nhà đầu tư cũng có thể xem xét đến kênh đầu tư bất động sản. Vì hiện không phải phân khúc nào trên thị trường bất động sản cũng "chết". Thị trường bất động sản ảm đạm mở ra không ít cơ hội cho người có tiền gom mua những dự án tốt. Tuy nhiên, đầu tư bất động sản thường đòi hỏi vốn lớn và phải chấp nhận đầu tư lâu dài.

Ông Chu Đức Tuấn
Phó Phòng phân tích CTCK WSS

Một khảo sát của Phòng phân tích WSS về cơ cấu đầu tư vào các thị trường hiện nay cho kết quả như sau: khoảng 40% trú ẩn vào vàng; 25% tìm cơ hội tại thị trường bất động sản, trên 20% mua USD và chỉ có gần 15% sẽ đầu tư vào chứng khoán.

Giá vàng hiện có phần tăng thái quá so với tình trạng lạm phát và bất ổn kinh tế, do hoạt động đầu cơ của các tổ chức quốc tế cũng như tâm lý bất an bởi chính các NHTW cũng tham gia mua vàng. Hiện nay, những yếu tố căn bản đẩy giá vàng thế giới tăng đột biến trong ngắn hạn đã được phản ánh vào giá, biến động ngắn hạn chỉ có thể là yếu tố đầu cơ gây ra. Do vậy, nhà đầu tư cần hết sức thận trọng khi tham gia thị trường này với mục đích lướt sóng, tránh đầu cơ theo tâm lý bầy đàn khi thị trường đã có những dấu hiệu tạo đỉnh trong ngắn hạn.

TTCK trong nước tại thời điểm hiện nay chịu tác động tiêu cực kép bởi dòng tiền bị rút ra mạnh. Về dài hạn, TTCK còn tiếp tục chịu ảnh hưởng tiêu cực bởi chính sách thắt chặt tiền tệ và triển vọng kinh doanh kém khả quan của các DN niêm yết, cũng như những tác động từ bên ngoài.

Sự mất giá của USD so với các loại tiền tệ khác trên thế giới cũng không làm mất đi tính hấp dẫn của kênh đầu tư này tại Việt Nam. Khi Mỹ buộc phải in thêm tiền để đáp ứng nhu cầu trả nợ công và phục vụ mục đính kích thích kinh tế, khiến cho đồng tiền này giảm giá trị so với các loại tiền tệ khác, thì đó là cơ hội thuận lợi cho Việt Nam ổn định tỷ giá từ nay đến cuối năm. Tuy nhiên, cũng phải lưu ý rằng, VND là đồng tiền duy nhất trong khu vực ASEN giảm giá trị so với đồng USD trong 6 tháng đầu năm 2011.

Riêng thị trường bất động sản rất có thể sẽ tiếp tục trầm lắng từ nay đến cuối năm do chính sách thắt chặt tiền tệ, mà cụ thể là siết tín dụng vào lĩnh vực bất động sản. Nói chung, rủi ro lớn nhất đối với bất động sản không phải là giá mà là thanh khoản.

(ĐTCK)

  • Doanh nghiệp vận tải đang 'ăn thịt chính mình'
  • Tập đoàn Mai Linh cắt giảm một loạt ngành nghề kinh doanh
  • Sếp Quốc Cường Gia Lai: “Thấy tài sản ra đi mà không cứu được”
  • Tribeco: Sập đủ bẫy, anh hùng thành 'phế nhân'
  • Chuyển nợ thành vốn góp: Lợi và hại !
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao