Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

DN cần chính sách ổn định

Trao đổi với DĐDN, ông Bùi Hồng Minh - TGĐ Cty tài chính cổ phần xi măng (CFC) cho rằng thời điểm hiện tại, chưa thể kết luận có biểu hiện của suy thoái đi kèm với lạm phát hay không nhưng nếu việc tăng giá của các hàng hóa đầu vào không được kiểm soát chặt chẽ thì mục tiêu lạm phát có thể là vấn đề cần quan tâm.

Ông Minh nhân mạnh: Bên cạnh đó, DN rất cần một chính sách ổn định để hoạch định các kế hoạch kinh doanh của mình.

- Theo ông đâu là những yếu tố cơ bản đang gây áp lực lạm phát hiện nay ?

Theo tôi, áp lực lạm phát hiện nay do hai nguyên nhân chính: nguyên nhân khách quan là chi phí sản xuất đầu vào tăng cao (được gọi tắt là chi phí đẩy) và nguyên nhân chủ quan là nhu cầu tiêu dùng tăng cao trong dịp Tết (được gọi tắt là cầu kéo). Trong thời gian qua, giá các mặt hàng thiết yếu phục vụ sản xuất như: điện, nước, xăng dầu… đều tăng, bình quân khoảng 7%, làm tăng giá thành sản xuất nên việc tăng giá bán sản phẩm tới tay người tiêu dùng là điều khó tránh khỏi. Nguyên nhân thứ hai là do nhu cầu tiêu dùng tăng cao từ đầu năm, đặc biệt là dịp Tết Nguyên đán cổ truyền, cụ thể: nhu cầu tiêu thụ các mặt hàng lương thực tăng bình quân 6,8% và chi phí đi lại tăng 4,9%.

- Do lãi suất gia tăng cao không ít DN phải tạm ngưng hoặc thu hẹp hoạt động, trong khi đó chỉ số CPI quý I/2010 đã chiếm già nửa mục tiêu lạm phát mà Chính phủ đề ra (7%), phải chăng đây là biểu hiện của suy thoái đi kèm với lạm phát, thưa ông ?

Theo tôi, với những số liệu tới thời điểm hiện tại, chưa thể kết luận rằng đây là biểu hiện của suy thoái đi kèm với lạm phát. Theo phân tích của chúng tôi trong các năm qua, giai đoạn đầu năm do vấn đề thanh khoản nên lãi suất huy động thường ở mức cao. Hơn nữa, năm nay lãi suất cho vay bị khống chế ở mức 12% nên các tổ chức tín dụng cũng hạn chế cho vay, làm các doanh nghiệp khó tiếp cận nguốn vốn vay. Thông thường hoạt động tín dụng thường được các tổ chức tín dụng đẩy mạnh trong giai đoạn giữa và cuối năm. Hơn nữa, Quốc hội vẫn đặt ra mục tiêu tăng trưởng tín dụng cả năm là 25% nên chưa thể kết luận rằng đây là dấu hiệu của suy thoái. Với vấn đề lạm phát, như trên đã đề cập, trong quý I chỉ số CPI đã tăng hơn 4%, trong khi tăng lương tiền lương tối thiểu sẽ bắt đầu kể từ tháng 5, nếu việc tăng giá của các hàng hóa đầu vào không được kiểm soát chặt chẽ thì mục tiêu lạm phát có thể là vấn đề cần quan tâm.

- Mặc dù NHNN đã có những điều chỉnh nhất định trong thời gian vừa qua nhưng chưa giải được cơn “khát vốn” cho DN cũng như hệ thống sản xuất kinh doanh do lãi suất vẫn ở mức cao. Theo ông, chính sách tiền tệ cần được điều chỉnh như thế nào để vừa đảm bảo mục tiêu tăng trưởng vừa kiềm chế được lạm phát ?

Theo tôi, chính sách tiền tệ là để điều chỉnh thị trường tài chính hoạt động ổn định và an toàn. Trong giai đoạn hiện nay, NHNN cần xác định mức lãi suất cơ bản trên tiêu chí bám sát và định hướng cho thị trường. Ngoài ra cũng phải lưu ý một vấn đề đó là kiểm soát hoạt động tín dụng, NHNN cần điều hành hệ thống ngân hàng để làm sao các DN có kết quả kinh doanh tốt có thể tiếp cận được nguồn vốn vay, tránh tình trạng tăng trưởng tín dụng nóng như năm 2008 và đi kèm với đó là hậu quả về chất lượng tín dụng và lạm phát ở mức cao.

- Trong bối cảnh hiện nay, là một nhà đầu tư tài chính chuyên nghiệp, cơ cấu vốn đầu tư của CFC được phân bổ như thế nào, thưa ông ?

Việc phân bổ vốn đầu tư luôn phải nằm trong định hướng chiến lược của Cty đồng thời đảm bảo mục tiêu tăng trưởng và lợi nhuận cho Cty. Theo đó, hiện nay vốn đầu tư của CFC đang được tập trung cho một số hoạt động chính là tín dụng, trái phiếu, kinh doanh vốn và một phần đầu tư dự án dài hạn.

- Xin ông cho biết mục tiêu của CFC trong thời gian tới ?

CFC hướng tới trở thành một định chế tài chính hàng đầu trong lĩnh vực vật liệu xây dựng, có khả năng sinh lợi tốt nhất cũng như luôn có trách nhiệm với cộng đồng và xã hội. Đến năm 2011, tổng tài sản đạt trên 15.000 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu trên 1.200 tỷ đồng, tỷ lệ tăng trưởng ổn định và bền vững, ROA : 2,3%; ROE : 18%, EPS là 2.700 đồng. Bên cạnh đó, CFC xây dựng mô hình quản trị hoạt động và quản trị chiến lược tiên tiến thông qua các công cụ DashBoard và Balance Scorecard nhằm đem lại hiệu quả tốt nhất trong hoạt động và kinh doanh.

- Xin cảm ơn ông !

(Theo Phan Nam // Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Doanh nghiệp vận tải đang 'ăn thịt chính mình'
  • Tập đoàn Mai Linh cắt giảm một loạt ngành nghề kinh doanh
  • Sếp Quốc Cường Gia Lai: “Thấy tài sản ra đi mà không cứu được”
  • Tribeco: Sập đủ bẫy, anh hùng thành 'phế nhân'
  • Chuyển nợ thành vốn góp: Lợi và hại !
  • PVI ký thoả thuận 6 tỷ USD với VSP
  • Đạo luật Lacey: DN VN cần tuân thủ luật chơi!
  • “Một số thanh chống dầm cầu Pháp Vân chỉ gá hờ”
  • Kết nối doanh nghiệp Việt Nam - Hoa Kỳ
  • Doanh nghiệp nhỏ khó vào siêu thị
  • DN cần chủ động chống tội phạm công nghệ
  • Chủ tịch GBA (Đức): Sẽ có nhiều đầu tư khi có luật về năng lượng
  • “Lúc khó khăn chính là lúc sẵn sàng!”
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao