Bà Nguyễn Thị Tòng |
Tại đây, các chuyên gia Phòng Thương mại và Công nghiệp Đức- Bỉ - Luxemburg đã trình bày nhiều vấn đề cần thiết khi tiếp cận thị trường EU, đặc biệt là yêu cầu của một số nước tiềm năng, tạo điều kiện cho các ngành hàng nắm bắt, vượt qua rào cản và hạn chế rủi ro khi thâm nhập. Đồng thời các kinh nghiệm trong việc tư vấn chính sách và sự hỗ trợ đối với DN vừa và nhỏ, việc phát triển nhóm trọng điểm và nhóm ngành, kinh nghiệm tổ chức và mở rộng các dịch vụ hỗ trợ cùng được các chuyên gia chia sẻ.
Theo chuyên gia nước ngoài, các DN vừa và nhỏ của Việt Nam muốn thâm nhập vào thị trường chung EU, điều quan trọng chính là phải quan tâm đến thương hiệu và các tiêu chuẩn chất lượng. Hiệp hội/Hội phải đóng vai trò quan trọng, là cầu nối giữa các DN và các đối tác, tìm hiểu nhu cầu của các DN để từ đó tỉm ra giải pháp giúp các DN cùng vượt qua khó khăn.
Ông Oliver Regner, đại diện Phòng Thương mại và Công nghiệp Đức tại Việt Nam cho hay, năm 2008, Việt Nam dẫn đầu bảng xếp hạng về chỉ số bán lẻ toàn cầu vào thị trường EU. Điều đó cho thấy Việt Nam là một thị trường đầy tiềm năng, vấn đề là nó sẽ được khai thác hiệu quả như thế nào. Thị trường EU là thị trường chung thống nhất vứi 27 quốc gia thành viên, do đó các DN Việt Nam cần tìm hiểu những thể chế công và tư của các quốc gia muốn xúc tiến thương mại để hạn chế rủi ro. “Chúng tôi mong muốn đưa ra những giải pháp hỗ trợ, cải thiện nền móng đầu tư cho các Hiệp hội/Hội và các DN của Việt Nam.
* Ông Phạm Hồng Việt - Giám đốc Công ty cổ phần sao su Hà Nội:Các DN vừa và nhỏ hiện nay đang có sự nỗ lực rất là lớn cho việc hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, đặc biệt là thị trường châu Âu. Cụ thể là DN cần phải chuyên nghiệp hoá trong công tác quản lý, nhất là khi muốn gia nhập vào thị trường chung châu Âu. Muốn cải tổ công tác quản lý thì phải có lộ trình, kế hoạch để cơ cấu, thay đổi lại DN sao cho phù hợp.
Hiện nay có thể nói CP quan tâm nhiều đến các DN vừa và nhỏ , với rất nhiều chương trình hỗ trợ tuy nhiên thực sự việc DN quan tâm đến đâu phụ thuộc nhiều vào chính DN đó. Chủ yếu các DN vừa và nhỏ của VN là DN tư nhân và mối quan tâm chính của họ là làm thế nào hạn chế tối đa phát sinh chi phí, nhất là chi phí văn phòng. Nếu họ không có đủ nguồn lực tham gia thì rất khó có thông tin về các chính sách. Do đó, điều này cần có sự nỗ lực từ hai phía, DN phải ý thức được điều mình cần còn Chính phủ và các Hiệp hội cũng cần đổi mới cách thức tiếp cận để DN tự tin rằng tham gia chương trình sẽ đem lại hiệu quả cho hoạt động của họ.
* Bà Nguyễn Thị Tòng - Phó Chủ tịch Hiệp hội Da Giầy Việt Nam: Khó khăn của các DN khi vào thị trường châu Âu đó là phải vừa đảm bảo chất lượng sản phẩm, đáp ứng tiêu chuẩn của nhà nhập khẩu, của người tiêu dùng, và một số tiêu chuẩn chuyên biệt khác. Các quốc gia châu Âu rất quan tâm đến việc sản phẩm đó có hoá chất độc hại hay không, quyền lợi của người lao động có được bảo đảm hay không... nói chung là sản phẩm phải đảm bảo tiêu chí tiêu dùng bền vững.
(Theo HƯƠNG NGUYÊN/nhandan)
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com