Ông Nguyễn Quang Khải |
Tôi chỉ lấy một ví dụ thế này. Hiện nay, theo khảo sát của Ngân hàng Thế giới (WB), hàng năm, các doanh nghiệp Việt Nam phải mất 1.050 giờ để kê khai và nộp thuế. Trong khi đó, chúng ta có thể áp dụng CNTT để cải thiện dịch vụ này. Các giải pháp CNTT có thể giúp các cơ quan quản lý thuế gia tăng khả năng thu thuế và tối đa hóa việc tuân thủ nộp thuế của các đơn vị, cá nhân phải nộp thuế.
Làm thế nào có thể đạt được điều đó, bởi không dễ để người dân tự nguyện tuân thủ nộp thuế?
Tính tuân thủ tự nguyện vẫn còn là một điều gì đó xa xỉ, không chỉ ở Việt Nam, mà ở tất cả các nước trên thế giới. Thông thường, có 3 yếu tố chính tác động tới tỷ lệ tuân thủ, đó là do họ cố tình trốn thuế; do việc đăng ký và nộp thuế quá phức tạp; và do các quy định pháp lý. CNTT có thể hỗ trợ rất lớn cho quá trình này. Chẳng hạn, SAP có một gói giải pháp quản lý thuế và ngân sách dành cho khối tài chính công. Gói giải pháp này có thể giúp người dân kê khai và nộp thuế online, nhờ vậy, những người nộp thuế có thể nộp thuế một cách nhanh chóng, thuận tiện. Họ có thể nộp 24/7, thay vì phải giới hạn thời gian nộp trong giờ hành chính. Nộp thuế thuận tiện cũng sẽ giúp người dân tự nguyện tuân thủ nộp thuế hơn.
Còn với các đối tượng cố tình trốn thuế, giải pháp của chúng tôi có cả chương trình tự dò và phát hiện những trường hợp sai phạm, hoặc có nghi vấn sai phạm về thuế. Việc này hỗ trợ cho các nhân viên ngành thuế có thể tập trung vào việc điều tra các lỗi sai phạm và đưa ra hình phạt chính xác. Tất nhiên, các cơ chế, chính sách cũng cần tiếp tục được cải cách nhằm làm giảm các trở ngại và khó khăn cho người nộp thuế, từ đó nâng cao tỷ lệ tuân thủ.
Nhưng vấn đề có thể lại nằm ngay ở chính cơ quan thuế. Liệu họ có sẵn sàng ứng dụng CNTT hay không?
Thực hiện giải pháp công nghệ cho ngành tài chính công khó khăn hơn rất nhiều so với các doanh nghiệp, vì nó liên quan đến nhiều người và nhiều hệ thống. Khó khăn lớn nhất là sự thay đổi. Bản chất con người là ngại thay đổi, đặc biệt là đối với tài chính công, quản lý thay đổi gặp rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên, SAP đã thuyết phục được khách hàng của mình bởi sự hữu dụng của các gói giải pháp.
Thời gian qua, SAP đã thực hiện thành công nhiều dự án hợp tác với các doanh nghiệp lớn, cũng như các khách hàng tài chính công tại Việt Nam. Chẳng hạn, chúng tôi đã hợp tác với Tổng cục Thuế triển khai Dự án Thuế thu nhập cá nhân. Khi dự án thí điểm thành công và đi vào thực hiện, sẽ hỗ trợ cho công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân tại 700 điểm, cho 2.500-5.000 người dùng và 10 triệu người nộp thuế. Đây là dự án lớn đầu tiên mà Chính phủ Việt Nam thực hiện dành cho khối tài chính công.
Việt Nam đang là địa điểm thu hút đầu tư nước ngoài vô cùng hấp dẫn. Bởi thế, tôi cho rằng, chúng ta cần ứng dụng các hệ thống quản lý thuế hoàn chỉnh để gia tăng lợi thế cạnh tranh với các nước khác trong khu vực.
Nhưng còn câu hỏi về mối tương quan giữa chi phí bỏ ra và lợi ích thu được đối với việc đầu tư và sử dụng các giải pháp này?
Một ví dụ nhỏ. Ở Bristish Colombia (một bang thuộc Canada), sau khi ứng dụng giải pháp của chúng tôi, tỷ lệ khách hàng đăng ký và nộp thuế thành công đã tăng từ 87% lên 92%. Mức độ hài lòng của người nộp thuế cũng đã gia tăng đáng kể. Hay tại Florida (Mỹ), tính toán của WB là, hiệu suất đầu tư ở mức 8/1, tức là cứ 1 USD đầu tư sẽ thu về 8 USD. Nhờ áp dụng giải pháp SAP, doanh thu thuế của họ tăng 638 triệu USD. Trong khi đó, chi phí cho cơ quan thuế lại giảm 3,1%...
(Theo Nhã Nam // Báo đầu tư)
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com