Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Hợp tác giữa PVI và OIF: Khác biệt để đột phá!

TCty cổ phần Bảo hiểm dầu khí Việt Nam (PVI) vừa chính thức ký thỏa thuận hợp tác với Quỹ Đầu tư Oman (Oman Investment Fund – OIF). Qua đó, OIF nắm giữ 12,6% vốn điều lệ của PVI đồng thời thiết lập được những thỏa thuận song phương và tầm nhìn chung trong quan hệ hợp tác chiến lược giữa hai bên. Trao đổi với báo, ông Nguyễn Anh Tuấn - Chủ tịch HĐQT PVI cho biết: Việc PVI không chọn đối tác chiến lược là một nhà bảo hiểm quốc tế để phát triển các sản phẩm của mình, chính là sự khác biệt so với các doanh nghiệp bảo hiểm khác nhằm đưa PVI sớm trở thành Tập đoàn Tài chính - bảo hiểm số 1 VN.

- Xin ông cho biết tại sao PVI lại chọn Quỹ đầu tư Oman làm cổ đông chiến lược chứ không phải các tập đoàn bảo hiểm quốc tế để phát triển các sản phẩm bảo hiểm trong đó có sản phẩm lõi của PVI là bảo hiểm công nghiệp đang đứng đầu thị trường VN ?

Thông thường, các DN VN nói chung và DN hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm nói triêng khi lựa chọn đối tác chiến lược thường chọn các DN có uy tín của nước ngoài hoạt động trong cùng lĩnh vực để phát triển thương hiệu cũng như nhận được những sự hỗ trợ về kinh nghiệm, quản trị DN, vốn... Mặc dù PVI có lợi thế là thành viên của Tập đoàn dầu khí quốc gia VN (PVN) và là nhà bảo hiểm công nghiệp số 1 Việt Nam nhưng PVI lại lựa chọn theo hướng đi riêng của mình. Bởi, hiện quy mô cũng như tốc độ phát triển của thị trường bảo hiểm không đáp ứng được nhu cầu phát triển nội tại của PVI. Để duy trì sự tăng trưởng bền vững và hiệu quả của PVI trong tương lai, chúng tôi vươn ra chinh phục thị trường khu vực và thế giới.

Định hướng chiến lược của PVI là phải đẩy nhanh hơn nữa tốc độ phát triển để trở thành một tập đoàn tài chính - bảo hiểm dựa trên  nền tảng đội ngũ nhân lực có trình độ cao, tiềm lực tài chính vững mạnh. Chúng tôi thấy rằng đối tác OIF hội tụ đầy đủ các yếu tố mà PVI đang cần ở một cổ đông chiến lược. OIF là quỹ đầu tư chuyên đầu tư trực tiếp nên OIF sẽ  tham gia quản lý vào các Cty mà họ góp vốn và PVI tin tưởng rằng việc OIF hỗ trợ trong việc quản trị, điều hành hoạt động kinh doanh theo những chuẩn mực quốc tế.

- PVI và OIF sẽ triển khai các hoạt động đầu tư như thế nào trong thời gian tới, thưa ông ?

 
Hiện nay thị trường VN đang mở ra những cơ hội đầu tư rất lớn khi nền kinh tế đang có những bước chuyển đổi mạnh mẽ từ nền kinh tế kế hoạch sang kinh tế thị trường. Chính phủ cũng đang đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa và tái cấu trúc hệ thống DN nhà nước. Đây được coi là thời cơ vàng. Nhiều DN có hoạt động tốt, tài sản lớn nhưng lại thiếu dòng tiền. Vì vậy PVI và OIF coi đây là cơ hội để đầu tư và các DN có giá trị tốt, chuẩn bị lên sàn, bao gồm cả DN trong và ngoài PVN.

Đối với Oman, mặc dù là một là đất nước nhỏ bé nhưng rất giàu tiềm năng và OIF cũng đã rất thành công ở thị trường này. Đặc biệt, PVN và Cty Dầu khí Oman đã ký biên bản ghi nhớ hợp tác, theo đó hai bên sẽ hoạt động tìm kiếm thăm dò dầu khí tại 2 nước và ở các nước thứ 3. Việc hợp tác với OIF để đầu tư sang Oman phù hợp với định hướng phát triển của PVI là luôn đồng hành với hoạt động đầu tư của PVN ra thị trường quốc tế.

Bởi vậy, chúng tôi sẽ nghiên cứu để thành lập quỹ đầu tư, thành lập các Cty liên danh trong các lĩnh vực có khả năng mang lại lợi nhuận cao. PVI và OIF còn triển khai phát triển đầu tư sang các nước thứ 3. Hai bên sẽ cùng hỗ trợ nhau nâng cao thế mạnh cạnh tranh trên trường quốc tế.  Mối quan hệ chiến lược với OIF sẽ giúp PVI hoàn thiện, nâng cao năng lực đầu tư, mở rộng hoạt động ra thị trường quốc tế. Từ đó hình thành cầu nối để các nhà đầu tư Việt Nam đầu tư vào thị trường Trung Đông  và nhà đầu tư Trung Đông đầu tư vào thị trường Việt Nam.

- Mục tiêu của PVI trong 5 năm tới như thế nào, thưa ông ?

Với kế hoạch như đã nói ở trên, mục tiêu của PVI trong 5 năm tới phải trở thành tập đoàn tài chính - bảo hiểm số 1 Việt Nam.

- Xin cảm ơn ông !

(Theo Phan Nam // Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Doanh nghiệp vận tải đang 'ăn thịt chính mình'
  • Tập đoàn Mai Linh cắt giảm một loạt ngành nghề kinh doanh
  • Sếp Quốc Cường Gia Lai: “Thấy tài sản ra đi mà không cứu được”
  • Tribeco: Sập đủ bẫy, anh hùng thành 'phế nhân'
  • Chuyển nợ thành vốn góp: Lợi và hại !
  • Bàn giao nhà máy lọc dầu Dung Quất: Sẽ làm chủ công nghệ
  • Hợp lực để tận dụng lợi thế
  • Càng tiến gần vị thế kiểm soát, càng ít độc lập
  • Giá thuê mặt bằng bán lẻ còn leo thang
  • Thị trường bất động sản : Khó xoay vốn
  • Go.vn sẽ soán ngôi Facebook ở Việt Nam?
  • Sử dụng dịch vụ khai thuế hộ doanh nghiệp: Thận trọng khi ký kết hợp đồng
  • Giá trị lâu dài của quan hệ nhà đầu tư
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao