Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Hợp lực để tận dụng lợi thế

Ông Trần Lệ Nguyên.

Cuộc họp đại hội đồng cổ đông thường niên mới đây tại ba công ty thuộc tập đoàn Kinh Đô (Công ty cổ phần Kinh Đô - KDC, Công ty cổ phần Chế biến thực phẩm Kinh Đô miền Bắc - NKD và Công ty cổ phần Kido) đều đã thông qua phương án sáp nhập NKD và Kido vào KDC. Vì sao sáp nhập và việc sáp nhập mở ra những thuận lợi gì?

PV đã có cuộc trò chuyện với ông Trần Lệ Nguyên, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Kinh Đô.

Vấn đề sáp nhập đã đặt ra cách đây vài năm, vì sao đến giờ mới thực hiện?

- Ông Trần Lệ Nguyên: Thực ra chúng tôi đã muốn sáp nhập từ hơn hai năm trước nhưng do Nhà nước chưa có văn bản pháp lý quy định và hướng dẫn cụ thể nên không thực hiện được. Đến khi có thể làm được thì lại gặp khủng hoảng kinh tế toàn cầu, giá thị trường của các công ty thành viên (đã niêm yết và chưa niêm yết) đều được thể hiện không đúng so với giá trị doanh nghiệp; thị trường trong nước biến động, giá cả nguyên vật liệu đầu vào không ổn định… Đến nay thì mọi chuyện đã thuận lợi.

TBKTSG: Vấn đề nhiều người quan tâm là “áp lực” nào hay nói cách khác là có gì thuận lợi hơn để phải sáp nhập?

- Lợi ích, phải nói là rất lớn, ở cả nhiều mặt. Như kiểm toán hàng năm chẳng hạn, mỗi đơn vị phải mất cả chục ngàn đô la Mỹ. Từ ba công ty, giờ chỉ còn một. Rõ ràng là có lợi hơn. Trên sàn chứng khoán, thương hiệu cũng mạnh hơn, nhà đầu tư quan tâm nhiều hơn, tính thanh khoản cao hơn. Sau khi sáp nhập, dự kiến doanh thu năm đầu tiên sẽ đạt 167 triệu đô la Mỹ và đến năm thứ năm tăng lên 400 triệu.

Sau sáp nhập, mọi đàm phán, thương lượng và cả vay ngân hàng, tiếng nói sẽ có sức nặng hơn. Đơn cử như nguyên liệu đầu vào, là người thương lượng giá mua của 24.000 tấn bột mì sẽ khác với 8.400 tấn của NKD hoặc 15.600 tấn của KDC. Ngay như điểm bán lẻ sẽ thống nhất thành 108.000 thay vì riêng lẻ như 18.000 của NKD, 75.000 của KDC và 15.000 của Kido.

Cạnh tranh cục bộ cũng không còn. Hàng loạt chi phí sẽ giảm như chi phí marketing, vận chuyển (khai thác hai chiều), đầu tư phần mềm, triển khai ERP… Việc điều chuyển thiết bị máy móc sản xuất trong ngắn hạn sẽ làm tăng hiệu quả đầu tư và đáp ứng kịp thời nhu cầu thị trường; điều phối nhân lực trong nội bộ sẽ giúp giảm thiểu rủi ro khi có biến động nhân sự đột ngột, đặc biệt ở cấp chuyên viên hay tay nghề cao…

TBKTSG: Những cái lợi trên dù sao chỉ thấy về mặt quản trị và về phía KDC. Với những người sở hữu cổ phiếu NKD và cổ phần Kido thì sao?

- Chúng tôi tin rằng EPS (thu nhập trên mỗi cổ phiếu) sau sáp nhập sẽ lớn hơn, tăng trưởng bền vững hơn với khoảng 9%/năm. Sáp nhập cũng tăng tính thanh khoản cho cổ phiếu, cổ đông nhận được các lợi thế khác như bất động sản, thặng dư vốn...

TBKTSG: Có áp lực nào từ các cổ đông lớn?

- Áp lực, nếu có, là áp lực của tăng trưởng, của phát triển tập đoàn. Sáp nhập là vấn đề lớn vì liên quan đến quyền lợi, vốn liếng của cổ đông, phải có lộ trình cụ thể chứ không phải muốn làm thì làm. Cái lợi trước mắt có thể thấy rõ như sau khi sáp nhập, Kido muốn xây nhà máy ở phía Bắc thì không cần tìm, không cần thuê đất vì đã có sẵn vài chục héc ta tại mặt bằng nhà xưởng của NKD. Đó là những lợi thế mà nếu đứng độc lập thì không thể có được.

Chiến lược của Kinh Đô là trở thành tập đoàn thực phẩm lớn trong nước và khu vực. Bên cạnh lĩnh vực bánh kẹo, nước giải khát, công ty còn mở rộng sang những nhóm hàng thực phẩm thiết yếu, có tiềm năng phát triển và lợi nhuận cao. Ngoài ra là các lĩnh vực khác như bất động sản, đầu tư tài chính, nhượng quyền thương hiệu… cũng được chú trọng. Chúng tôi nhắm tới mức doanh thu 10.000 tỉ đồng/năm trở lên.

TBKTSG: Ông có nói đến đầu tư bất động sản nhưng trong báo cáo thường niên tại cuộc họp đại hội đồng cổ đông thì dự án tòa nhà SJC trên đường Lê Lợi vừa được chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp?

- Việc chuyển nhượng này đã hoàn tất và đã ghi lợi nhuận vào quí 1-2010, nhằm tập trung nguồn lực cho những dự án chủ lực của tập đoàn như dự án khu đô thị tại mặt bằng nhà xưởng cũ ở quốc lộ 13, Hiệp Bình Phước, quận Thủ Đức. Dự án này sẽ cung cấp 2.000 căn hộ, một phần cho cán bộ nhân viên Kinh Đô, một phần sẽ đưa ra thị trường.

(Theo Chánh Khải // Thời báo kinh tế Sài Gòn)

  • Doanh nghiệp vận tải đang 'ăn thịt chính mình'
  • Tập đoàn Mai Linh cắt giảm một loạt ngành nghề kinh doanh
  • Sếp Quốc Cường Gia Lai: “Thấy tài sản ra đi mà không cứu được”
  • Tribeco: Sập đủ bẫy, anh hùng thành 'phế nhân'
  • Chuyển nợ thành vốn góp: Lợi và hại !
  • Càng tiến gần vị thế kiểm soát, càng ít độc lập
  • Giá thuê mặt bằng bán lẻ còn leo thang
  • Thị trường bất động sản : Khó xoay vốn
  • Go.vn sẽ soán ngôi Facebook ở Việt Nam?
  • Sử dụng dịch vụ khai thuế hộ doanh nghiệp: Thận trọng khi ký kết hợp đồng
  • Giá trị lâu dài của quan hệ nhà đầu tư
  • Diễn đàn kinh tế thế giới Đông Á năm (WEF): Cơ hội cho DN Việt Nam
  • Thay đổi mới là ổn định!
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao