Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Giá trị lâu dài của quan hệ nhà đầu tư

Ông Erik Floyd.

Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) cùng Vietnam Holding Asset Management đã phối hợp tổ chức hội thảo với nội dung chính xoay quanh công tác quan hệ nhà đầu tư (IR).

Phỏng vấn diễn giả chính tại hội thảo, ông Erik Floyd, Phó tổng giám đốc điều hành Hiệp hội Đầu tư trách nhiệm và bền vững châu Á (AsrlA), để tìm hiểu sâu hơn về nội dung này khi gắn với thị trường Việt Nam.

Ông đánh giá thế nào về chất lượng IR đang được thực hiện ở Việt Nam?

- Ông Erik Floyd: Thú thực bản thân tôi cũng chưa tìm hiểu kỹ lắm [về tình hình ở Việt Nam] nhưng theo nghiên cứu chung của hiệp hội thì cho tới giờ còn nhiều công ty chưa thực sự đánh giá đúng vai trò của IR. Lý do cơ bản là vì họ cho rằng hoạt động quan hệ công chúng (PR) có thể đã là đủ để đánh bóng cho cổ phiếu của doanh nghiệp - điều mà rất nhiều nhà đầu tư trong ngắn hạn quan tâm nhất.

Hơn nữa, phần lớn nhà đầu tư ở Việt Nam đều là riêng lẻ và mong muốn kiếm lợi trong ngắn hạn, chính vì thế mà họ không cần mấy quan tâm và tìm hiểu quá sâu, quá kỹ về tình hình tài chính, triển vọng dài hạn của doanh nghiệp. Tuy nhiên, cũng có một số công ty niêm yết đã làm rất tốt công tác IR.

Theo ông, làm sao để công tác IR ở Việt Nam chuyên nghiệp và hiệu quả hơn?

- Theo tôi, người làm công tác IR cần có cách tiếp cận thận trọng và không nên quá lạc quan khi đưa ra các con số dự đoán về tài chính, bởi vì nếu bạn dự báo ở mức cao mà thực tế lại không đạt được như vậy thì sẽ khiến nhà đầu tư thất vọng.

Bạn nên luôn luôn nhận thức được rủi ro và đề cập đến nó trong mọi báo cáo IR của mình, vừa nhằm dự trù cho mục tiêu của doanh nghiệp, vừa cho nhà đầu tư thấy và đánh giá cao tính trung thực của doanh nghiệp, nếu bạn làm họ thất vọng, bạn khó có cơ hội ở những lần kế tiếp.

Khi tác nghiệp IR, đôi khi người ta không tránh khỏi những sai lầm ví dụ như sai lệch về thông tin, theo ông nên có cách khắc phục nào kịp thời và hiệu quả nhất?

- Điều đó chắc chắn không thể tránh khỏi, nhưng khi gặp sự cố như vậy, trước hết, người chịu trách nhiệm cao nhất như giám đốc tài chính cấp cao hay giám đốc điều hành doanh nghiệp cần đưa ra cải chính bằng văn bản, tiếp đó là thông qua sở giao dịch để công bố thông tin rộng khắp, đồng thời đăng tin cải chính trên website của doanh nghiệp - công cụ truyền tải thông tin nhanh và hữu hiệu nhất cho nhà đầu tư hiện nay.

Một điều rất quan trọng là phải luôn đảm bảo thông tin đã được kiểm soát bởi đối tượng được quyền công bố thông tin, có thể là giám đốc tài chính, hay tổng giám đốc điều hành, hoặc giám đốc phụ trách IR được ủy quyền. Và nhất thiết phải đảm bảo nhà đầu tư nghe được thông tin nhất quán từ doanh nghiệp, nếu không họ sẽ không tin vào những gì doanh nghiệp công bố sau đó nữa.

Một sai lầm khác cần tránh là trong lúc kinh tế khó khăn, các công ty thường né tránh IR. Thực tế càng khó khăn càng nên cho nhà đầu tư tiếp cận với mình và phân tích để thấy rõ vấn đề không phải xuất phát từ nội tại doanh nghiệp mà là do môi trường chung và đưa ra những dự báo lạc quan hơn khi điều kiện kinh tế nói chung dần cải thiện.

PR và IR có phải là một?

Theo ông Erik Floyd, quan hệ công chúng (PR) và quan hệ nhà đầu tư (IR) có ít nhiều liên hệ với nhau nhưng có sự khác biệt rõ rệt.

Hoạt động PR là nhằm đưa hình ảnh của công ty tới công chúng thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt là báo chí. Các thông tin qua kênh PR thường là tin chung chung về doanh nghiệp, như các sản phẩm, các dự án, hoạt động tài trợ... hơn nữa nhân viên làm công tác PR thường không nắm rõ về tình hình tài chính của doanh nghiệp trong khi công tác IR yêu cầu người thực hiện có kiến thức tốt về tài chính của doanh nghiệp để đưa ra những thông tin tài chính chính xác nhằm đáp ứng yêu cầu của nhà đầu tư.

Hoạt động PR thường mang tính tường thuật lại về công ty trong khi IR không chỉ tường thuật mà còn xây dựng nên viễn cảnh và triển vọng phát triển của doanh nghiệp, nội dung quan trọng mà các nhà đầu tư dài hạn đều quan tâm.

(Theo Thanh Hương // Thời báo kinh tế Sài Gòn)

  • Doanh nghiệp vận tải đang 'ăn thịt chính mình'
  • Tập đoàn Mai Linh cắt giảm một loạt ngành nghề kinh doanh
  • Sếp Quốc Cường Gia Lai: “Thấy tài sản ra đi mà không cứu được”
  • Tribeco: Sập đủ bẫy, anh hùng thành 'phế nhân'
  • Chuyển nợ thành vốn góp: Lợi và hại !
  • Sử dụng dịch vụ khai thuế hộ doanh nghiệp: Thận trọng khi ký kết hợp đồng
  • Diễn đàn kinh tế thế giới Đông Á năm (WEF): Cơ hội cho DN Việt Nam
  • Thay đổi mới là ổn định!
  • VCCI nên khẳng định hơn nữa vai trò của mình đối với DN
  • Bắt tay đối tác ngoại không quá khó
  • “Cần tỉnh táo với câu chuyện chuyển giá”
  • Cơ hội của doanh nghiệp ngành Y
  • Giải quyết "bài toán" lao động : Vấn đề ở... thu nhập
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao