Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Sử dụng dịch vụ khai thuế hộ doanh nghiệp: Thận trọng khi ký kết hợp đồng

545 cá nhân đủ tiêu chuẩn vừa được Tổng cục Thuế cấp chứng chỉ làm dịch vụ khai thuế hộ DN hay còn gọi là đại lý thuế (ĐLT). Trao đổi với PV Báo Hànộimới, bà Nguyễn Thị Cúc, Chủ tịch Hội Tư vấn thuế Việt Nam cho biết, việc sử dụng ĐLT sẽ giúp các DN không phải lo lắng về thủ tục kê khai, nộp và hoàn thuế theo đúng quy định của pháp luật.

Tuy nhiên, khi ký hợp đồng thuê tư vấn, DN kinh doanh nên thỏa thuận kỹ với ĐLT để tránh lãng phí tiền bạc và có thể tận dụng tối đa thế mạnh nhân sự kế toán vốn có.

Đại lý thuế sẽ giúp doanh nghiệp hoàn thành tốt nghĩa vụ kê khai, nộp thuế. Trong ảnh: Xem hướng dẫn thủ tục đăng ký thuế tại bộ phận “một cửa” liên thông. Ảnh: Huyền Linh

- ĐLT là dịch vụ còn mới ở nước ta, xin bà có thể cho biết đôi nét về hoạt động này?

- Hoạt động ĐLT là dịch vụ mới ở Việt Nam, còn trên thế giới đã có từ lâu. Đơn cử, tại Nhật Bản, ĐLT đã có từ năm 1952, nước láng giềng Trung Quốc hiện có hơn 70.000 ĐLT. 545 cá nhân được Tổng cục Thuế cấp chứng chỉ hành nghề khai thuế hộ DN là những ĐLT đủ tiêu chuẩn đầu tiên ở nước ta. Trước đây, các DN đang hoạt động tư vấn thuế chủ yếu chỉ làm dịch vụ kế toán, kiểm toán, cung cấp thông tin hay xử lý vụ việc mà không chịu trách nhiệm về nội dung kê khai, tư vấn. Còn theo quy định của Luật Quản lý thuế (có hiệu lực từ ngày 1-1-2007), tổ chức, cá nhân được quyền ký hợp đồng với công ty làm thủ tục về thuế để họ thay mặt DN hoạt động kinh doanh kê khai, nộp thuế. Công ty hoạt động tư vấn thuế phải có tối thiểu 2 cá nhân được cấp chứng chỉ hành nghề ĐLT, phải đăng ký hoạt động đại lý với Tổng cục Thuế và chịu trách nhiệm pháp lý về những nội dung đã kê khai hộ DN.

- Vậy muốn trở thành ĐLT, doanh nghiệp tư vấn phải đáp ứng những yêu cầu gì?

- Khi DN tư vấn có đủ 2 thành viên được cấp chứng chỉ hành nghề ĐLT và làm thủ tục đăng ký hoạt động với Tổng cục Thuế, họ sẽ trở thành ĐLT hợp pháp. Cá nhân được cấp chứng chỉ hành nghề ĐLT không được tự ý ký tên trên tờ khai thuế của DN mà phải lấy tư cách pháp nhân của công ty hành nghề ĐLT để bảo đảm tính pháp lý cao và trách nhiệm của đại lý với DN mà họ khai thuế hộ.

- Có ý kiến cho rằng, khi có dịch vụ khai thuế hộ, DN và người dân có thể lơ là, không tìm hiểu về pháp luật thuế. Điều này liệu có xảy ra?

Trước hết chúng ta phải xác định nghĩa vụ thuế là trách nhiệm của công dân và mỗi DN. Đơn cử, trường hợp người dân có thu nhập từ tiền lương, tiền công cũng ý thức rõ việc phải nộp thuế thu nhập. Song, để nộp thuế cho đúng, cho đủ, họ phải nắm được khoảng 50 mẫu biểu khai thuế thu nhập cá nhân. Điều này là khó khăn với mỗi cá nhân nộp thuế nên việc sử dụng người trợ giúp là bình thường. Tôi nghĩ rằng, dịch vụ ĐLT sẽ là cầu nối giữa cơ quan thuế và người nộp thuế. Đây là mô hình có lợi cho cả ngành thuế và người nộp.

- Là chuyên gia trong lĩnh vực thuế, bà có khuyến cáo gì với DN và người dân khi sử dụng dịch vụ ĐLT?

- Trong hoạt động ĐLT, DN ký hợp đồng đến đâu đại lý thực hiện đến đó. Các DN kinh doanh có thể thuê đại lý theo quý, tháng, năm, theo từng lĩnh vực hay mọi hoạt động kê khai, nộp thuế nếu cần thiết. Theo số liệu mà DN kinh doanh cung cấp, ĐLT sẽ tính toán, kê khai, nộp, hoàn thuế... Khi hợp đồng đã ký mà ĐLT chậm nộp thuế hoặc hạch toán sai, không những sẽ bị cơ quan thuế loại trừ khoản tính sai khỏi chi phí hợp lý mà còn bị phạt chậm nộp gấp đôi. Vì vậy, theo tôi cần lưu ý 3 điểm khi sử dụng ĐLT. Thứ nhất, cần lựa chọn ĐLT có dịch vụ tốt nhất với đủ tiêu chuẩn do Tổng cục Thuế quy định, vì đây là ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Thứ hai, hoạt động của ĐLT dựa trên hợp đồng ký kết với DN kinh doanh. Nếu DN kinh doanh cần tư vấn mảng công việc nào thì ký hợp đồng theo nhu cầu để tránh lãng phí tiền bạc và tận dụng được tối đa nhân sự kế toán. Thứ ba, hợp đồng đã ký có hai phần trách nhiệm: nếu DN kinh doanh cung cấp thông tin sai, trách nhiệm thuộc về họ. Ngược lại, nếu DN cấp thông tin đúng mà ĐLT kê khai sai thì trách nhiệm thuộc về đại lý. Vì vậy, điều khoản trách nhiệm trong hợp đồng giữa DN thuê tư vấn và ĐLT phải rõ ràng, minh bạch; cán bộ kế toán của cả hai phía phải nắm chắc luật thuế. Cần lưu ý, chi phí sử dụng dịch vụ ĐLT được hạch toán vào chi phí hợp lý khi tính thuế thu nhập của DN.

- Xin cảm ơn bà.

(Theo Hương Ly // Hanoimoi Online)

  • Doanh nghiệp vận tải đang 'ăn thịt chính mình'
  • Tập đoàn Mai Linh cắt giảm một loạt ngành nghề kinh doanh
  • Sếp Quốc Cường Gia Lai: “Thấy tài sản ra đi mà không cứu được”
  • Tribeco: Sập đủ bẫy, anh hùng thành 'phế nhân'
  • Chuyển nợ thành vốn góp: Lợi và hại !
  • Giá trị lâu dài của quan hệ nhà đầu tư
  • Diễn đàn kinh tế thế giới Đông Á năm (WEF): Cơ hội cho DN Việt Nam
  • Thay đổi mới là ổn định!
  • VCCI nên khẳng định hơn nữa vai trò của mình đối với DN
  • Bắt tay đối tác ngoại không quá khó
  • “Cần tỉnh táo với câu chuyện chuyển giá”
  • Cơ hội của doanh nghiệp ngành Y
  • Giải quyết "bài toán" lao động : Vấn đề ở... thu nhập
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao