Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Sẽ còn tiếp tục thiếu điện nhiều năm

Chủ tịch HĐQT EVN Đào Văn Hưng: "Độc quền mua bán điện cũng không dễ dàng gì" Ảnh: TL

Chủ tịch tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN), ông Đào Văn Hưng nói rằng sẽ còn tiếp tục thiếu điện nhiều năm nếu không hình thành thị trường bán lẻ điện cạnh tranh càng sớm càng tốt. Nhưng theo lộ trình, hiện Việt Nam mới ở giai đoạn thị trường phát điện cạnh tranh và sau 2022 mới đến thời điểm của thị trường bán lẻ điện cạnh tranh.

Cuộc trao đổi của ông Hưng với báo giới diễn ra hôm 19-7, khi EVN trình ra “Đề án thiết kế tổng thể công nghệ thông tin phục vụ cho thị trường điện”.

- Thưa ông, hiện tại nhà đầu tư không hào hứng với việc đầu tư vào thị trường phát điện vì EVN độc quyền ở khâu mua bán điện và mua của họ với các giá đề xuất rất thấp?

Ông Đào Văn Hưng: Công ty mua bán điện tách ra khỏi EVN, nếu có lợi cho người tiêu dùng, chúng tôi đồng tình. Và chúng tôi cũng muốn tái cơ cấu ngành điện để hình thành thị trường điện cạnh tranh, nếu không còn thiếu điện kéo dài.

Đến quí 3-2011, thị trường phát điện cạnh tranh sẽ đi vào hoạt động. Nhưng hiện tại, việc mua bán điện vẫn thực hiện qua công ty mua bán điện duy nhất do EVN quản lý.

Vì sao không có nhiều công ty mua bán điện trong thời điểm này mà phải chờ sau năm 2015 trở đi (khi có thị trường bán buôn điện cạnh tranh hình thành)? Vì có nhiều công ty mua bán điện sẽ dẫn đến việc cạnh tranh giá mua điện đối với các nhà máy điện có giá thành thấp, dẫn đến phân bổ công suất mua làm quá tải các đường dây, trạm biến áp. Ở California, đã từng xảy ra những sự cố kỹ thuật vì lý do này.

- Nhưng các lý do kỹ thuật chưa thể là lời giải thích đầy đủ cho việc chỉ có một công ty mua bán điện tồn tại vì các công ty khác nếu muốn mua và bán được điện sẽ phải đầu tư vào hạ tầng ngành này để việc mua bán được thông suốt, thưa ông?

Nếu mua bán điện có đầu tư thì cũng phải tính các chi phí cho các nhà đầu tư và cuối cùng lại cũng tính vào giá thành cho người sử dụng.

Công ty mua bán điện mà chúng tôi từng đề xuất cách đây vài năm có 7 công ty thành viên, có 4 đơn vị sản xuất điện và 3 đơn vị tiêu thụ điện. Khi đó các cổ đông vừa là người bán vừa là người mua sẽ có sự cạnh tranh trong nội bộ hơn là chỉ bán hoặc mua.

Trong quá trình mua bán, chúng tôi cũng đưa ra những tiêu chí là có tỷ suất lợi nhuận trần để các cổ đông không thể tối đa hóa lợi nhuận. Khi cần nhà nước có quyền kiểm soát, và nếu vượt trần gây ảnh hưởng đến người tiêu dùng thì có quyền điều tiết. Nhưng dư luận không đồng tình và công ty mua bán điện hiện nay do trực thuộc EVN vẫn bị cho là làm kéo dài thời gian đàm phán hợp đồng, gây bất lợi cho bên bán cũng là không công bằng.

- Việc ông cho là không công bằng ấy cụ thể là như thế nào?

Hiện nhà nước quy định tỷ lệ lợi nhuận mà nhà đầu tư được hưởng tối đa không quá 15%. Muốn xác định được tỷ suất lợi nhuận đó và giá điện nằm ở đâu, sẽ phải có một quá trình đàm phán kéo dài, có các thông tin đầy đủ để tính giá. Việc tìm ra sự đồng thuận giữa người bán và người mua là không đơn giản vì một bên muốn mua thấp và một bên muốn bán cao.

Năm 2010, EVN sẽ mua khoảng 50 tỉ kWh của nhà đầu tư. Nếu chúng tôi không đàm phán chặt chẽ, mỗi kWh chúng ta làm tăng cho nhà đầu tư khoảng 0,5 cent thôi thì mỗi năm làm tăng lợi nhuận cho nhà đầu tư khoảng 4500 tỉ đồng. Mỗi một hợp đồng mua bán điện có đời sống 20 năm đến 30 năm và tính mức trung bình là 25 năm/đời dự án thì người tiêu dùng sẽ phải trả thêm 115.000 tỉ đồng, gấp đôi tổng vốn đầu tư Nhà máy thủy điện Sơn La.

- Với một phần việc trong tổng thể thị trường điện đã đầy khó khăn như ông nói, huống hồ EVN độc quyền cả 4 khâu trong ngành điện như hiện nay thì sự khó khăn ấy dẫn đến việc người tiêu dùng bị thiệt hại là không tránh khỏi?

Khâu phân phối điện không ai muốn quản đâu vì 28% sản lượng điện thương phẩm là trợ giá qua kênh phân phối nên không ai muốn đầu tư khâu này. Khâu truyền tải điện thì Chính phủ đã yêu cầu thành lập Tổng công ty truyền tải điện quốc gia, hạch toán độc lập và EVN chỉ điều hành truyền tải công suất và điện năng theo nhu cầu phụ tải từng vùng. Việc độc quyền khâu này là quy định tất yếu.

Khâu phát điện thì hiện EVN chỉ có 47% công suất trên hệ thống do EVN đầu tư 100%. Cuối năm chúng tôi cổ phần hóa Công ty điện lực Phú Mỹ thì tỷ lệ này xuống dưới 40%. Như vậy không có chuyện độc quyền

- Nhưng EVN là tập đoàn lớn nhất về ngành điện, được hưởng nhiều chính sách ưu đãi, để làm đầu tàu trong ngành này mà còn kêu thiếu vốn thì các nhà đầu tư khác còn khó khăn hơn nhiều?

Chính phủ cho chúng tôi vay vốn ODA, vay tín dụng trong và ngoài nước, phát hành trái phiếu… tại sao vẫn không làm được? Vì tổng vốn đầu tư cho các dự án quá lớn: 78 tỉ đô la trong tổng sơ đồ VI, mà chúng tôi chỉ thu xếp được 33 tỉ đô la. Thật khó có thể cùng lúc bỏ ra một số tiền quá lớn, xây nhà máy để dự phòng cho đợt nắng hạn hàng trăm năm có một lần như vừa qua ở miền Bắc và miền Trung. Khi là tập đoàn lớn chúng tôi còn khó khăn về đầu tư, xé lẻ ra các công ty con thì còn khó khăn hơn nữa.

Ba năm qua chúng tôi không khởi công được dự án nào, trong khi kế hoạch cần khởi công 6 dự án, tổng vốn cỡ khoảng 140 ngàn tỉ đồng. Nhưng khủng hoảng kinh tế khiến chúng tôi không thể tìm đâu ra nguồn vốn đó. Nên báo cáo với Chính phủ, EVN nói rõ là từ năm 2012 trở đi sẽ vẫn còn thiếu điện kéo dài.

(Theo Ngọc Lan // Thời báo kinh tế Sài Gòn)

  • Doanh nghiệp vận tải đang 'ăn thịt chính mình'
  • Tập đoàn Mai Linh cắt giảm một loạt ngành nghề kinh doanh
  • Sếp Quốc Cường Gia Lai: “Thấy tài sản ra đi mà không cứu được”
  • Tribeco: Sập đủ bẫy, anh hùng thành 'phế nhân'
  • Chuyển nợ thành vốn góp: Lợi và hại !
  • Thị trường phân phối: Cạnh tranh bằng chiến lược “đại dương xanh”
  • Liên kết các doanh nghiệp tỉnh Thanh Hoá cùng phát triển
  • 'Bắt mạch' địa ốc Hà Nội 6 tháng cuối năm
  • Chất lượng sữa: nguyên liệu tốt chỉ là một phần?
  • Tập đoàn SCG: Xây dựng thương hiệu đồng nhất
  • EVN: “Thiếu tiền làm sao... đủ điện”
  • Bảo lãnh vay vốn cho DN : Bất cập ba bên
  • Doanh nghiệp trong nước vẫn có ưu thế thị phần bán lẻ
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao