Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Bảo lãnh vay vốn cho DN : Bất cập ba bên

Bảo lãnh cho DN vay vốn là một trong những chính sách trợ giúp phát triển DN, đặc biệt DNNVV. Tuy nhiên sau hơn 1 năm triển khai thực hiện quy chế bảo lãnh cho DN vay vốn của NHTM, số dự án, phương án sản xuất kinh doanh cũng như số tiền bảo lãnh còn nhiều hạn chế. PV có cuộc trao đổi cùng ông Đào Ngọc Thắng - Phó Tổng giám đốc Ngân hàng Phát triển VN (VDB) xung quanh vấn đề này.

Theo ông Thắng, căn cứ theo quy chế bảo lãnh , để được VDB bảo lãnh, doanh nghiệp chỉ cần chứng minh dự án đầu tư hoặc phương án sản xuất - kinh doanh hiệu quả; không có nợ quá hạn tại các tổ chức tín dụng (TCTD), không có nợ đọng thuế... Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp có nợ quá hạn tại các TCTD hoặc nợ đọng thuế, nhưng có dự án đầu tư, phương án sản xuất - kinh doanh và cam kết trả được nợ quá hạn thì vẫn được VDB bảo lãnh vay vốn. Như vậy điều kiện là tương đối cởi mở.

- Vậy tại sao nhiều DN vẫn khó tiếp cận với vốn bảo lãnh này, thưa ông ?

Theo thống kê của VDB, kết quả triển khai từ tháng 3/2009 đến tháng 6/2010 đã có trên 3.000 chứng thư cho dự án và 6.000 chứng thư cho phương án được phát hành với giá trị 2.898 tỷ đồng đối với dự án và 6.129 tỷ đồng đối với phương án được cấp chứng thư. Trong đó dự án công nghiệp chiếm 52%, nông nghiệp 35%, giao thông và xây dựng 11%, còn lại 2% y tế giáo dục và các dự án khác; phương án công nghiệp chiếm 31%, 37% nông nghiệp... Tuy nhiên, trong các điều kiện bảo lãnh (vốn chủ sở hữu tham gia tối thiểu 10%, không có nợ quá hạn, nếu phải cam kết trả nợ, sử dụng tài sản hình thành từ vốn vay để thế chấp...) nhiều DN không đáp ứng được điều kiện về bảo lãnh về dự án, phương án có hiệu quả.

- Nhưng dường như còn bất cập trong việc thẩm định dự án, phương án có hiệu quả khi quá trình thẩm định không phân định rõ ràng, còn chồng chéo giữa bên bảo lãnh (VDB) và NHTM, thưa ông ?

Việc cung cấp thông tin hai hay nhiều chiều đã được đặt ra trên cơ sở: một là thông tin chính thống từ phía các cơ quan quản lý các DN, hai là thông tin qua sự hợp tác giữa VDB với các NHTM. Vì vậy, việc VDB hay NHTM thẩm định cũng như nhau.

Theo quy chế hiện nay, khi DN không trả được nợ đúng hạn hoặc không trả một phần thì NHTM yêu cầu VDB thực hiện yêu cầu bảo lãnh này. Yêu cầu bảo lãnh này sẽ được VDB xác định lại việc quản lý theo quy trình tín dụng của NHTM xem DN đã chấp hành đúng theo hợp đồng tín dụng và quy định của phía NHTM chưa. Nếu đúng thì quỹ bảo lãnh của Chính phủ, mà đại diện là VDB sẽ trả NHTM và sau đó DN sẽ phải nhận nợ bắt buộc đối với VDB và các giải pháp khác để tiến hành xử lý đối với khoản nợ.

- Nhiều ý kiến DN cho rằng quy trình bảo lãnh còn gây khó khăn cho DN, nhiều trường hợp xét lên xét xuống ?

Yêu cầu ký hợp đồng ở dưới bên trên phải duyệt lại có thể do cách hiểu chưa đúng. Ở đây là việc thẩm định do phân cấp của VDB, những dự án phương án phân cấp cho chi nhánh cơ sở thì thẩm quyền giám đốc chi nhánh phải chịu trách nhiệm trước TGĐ và pháp luật. Hội sở chính chỉ  thực hiện việc cảnh báo. Ví dụ, cảnh báo dự án đó rủi ro hay không rủi ro, hoặc vấn đề DN đó còn đang liên quan đến rất nhiều khoản nợ khác và các yếu tố khác có thể dẫn đến rui ro.

Còn các dự án, phương án không phân cấp thì chi nhánh cơ sở duyệt xong phải gửi báo cáo lên hội sở chính để hội sở chính thẩm định. Quy trình này nằm trong phân cấp quản lý, phân cấp thẩm định để vay hay cho vay chứ không phải tất cả các hồ sơ đều dưới duyệt rồi  trên duyệt lại.

- Thưa ông, có một thực tế là hiện quy trình bảo lãnh của chúng ta được thực hiện ngược lại với quy trình bảo lãnh của nhiều nước, và điều này cũng đang thể hiện những bất cập ?

Mô hình bảo lãnh vay vốn ở các nước đi liền với chia sẻ rủi ro giữa NHTM và cơ quan bảo lãnh. Còn ở Việt Nam, rủi ro chủ yếu do cơ quan bảo lãnh chịu trách nhiệm.

Ở đây chúng ta không nói đến ngược hay không vì không có thông lệ nào chuẩn để so sánh. Quy trình của nhiều nước là tiếp nhận các phương án, dự án từ phía các NHTM, rồi NHTM yêu cầu bảo lãnh, phía bảo lãnh xét thấy dự án nằm trong phạm vi, đối tượng mà cơ quan bảo lãnh, thì chuyển sang cơ quan bảo lãnh cho vay. Thông lệ, mô hình này ở các nước đi liền với chia sẻ rủi ro giữa NHTM và cơ quan bảo lãnh, có thể 70 – 30 hoặc 50 – 50...

Còn quy trình bảo lãnh của chúng ta hiện nay là: DN gửi hồ sơ đề nghị bảo lãnh đến VDB, VDB thẩm định hồ sơ bảo lãnh và ra thông báo chấp thuận bảo lãnh (thời gian 20 ngày làm việc); sau đó NHTM xem xét và ký HĐTD với DN (thời gian 7 ngày làm việc), cuối cùng VDB ký các HĐ liên quan và phát hành Chứng thư bảo lãnh.

Như vậy, khi thẩm định khoản vay thì trách nhiệm của VDB rất lớn, chỉ những rủi ro bất khả kháng từ phía NHTM, từ phía DN do quản lý không tốt để xảy ra rủi ro, còn lại tất cả nội dung khác, rủi ro khác là VDB đều chịu trách nhiệm.

- Việc dồn hết rủi ro cho VDB cũng là nguyên nhân khiến hoạt động bảo lãnh vay vốn của DN chưa thực sự hiệu quả, thưa ông ?

Bất kể mô hình nào cũng có mặt được, mặt hạn chế. Tuy nhiên, hoạt động bảo lãnh vay vốn cho DN là hoạt động lâu dài, trong quá trình có điểm gì bất cập thì chúng ta sẽ khắc phục. Chúng ta cũng cần phải xem xét học tập quy trình các nước và cải tiến quy trình cho phù hợp, chia sẻ rủi ro giữa các tổ chức.

- Vậy theo ông, sắp tới chúng ta sẽ hoàn thiện cơ chế bảo lãnh như thế nào, thưa ông ?

Chính phủ cần tạo lập quỹ dự phòng rủi ro cần phù hợp với quy mô bảo lãnh giao cho VDB thực hiện. NHNN nghiên cứu cơ chế hướng dẫn NHTM hạch toán, phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro trong thời gian VDB thẩm định thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh. Còn VDB sẽ tiếp tục tham mưu với Chính phủ về bảo lãnh: đối tượng, phạm vi, cơ chế; tiếp tục hoàn thiện quy trình bảo lãnh: đơn giản, nhanh chóng, đảm bảo an toàn.

Tôi cũng muốn nói thêm rằng, để hoạt động bảo lãnh vay vốn cho DN thực sự có hiệu quả, điều quan trọng là tự thân DN phải đưa ra được những phương án, dự án hiệu quả. Muốn làm được điều này, DN, nhất là DNNVV cần được tập huấn, tư vấn thiết thực và hiệu quả hơn. Và ở đây, vai trò trợ giúp của các tổ chức hiệp hội là hết sức quan trọng.

- Xin cảm ơn ông !

(Theo Phương Thảo // Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Doanh nghiệp vận tải đang 'ăn thịt chính mình'
  • Tập đoàn Mai Linh cắt giảm một loạt ngành nghề kinh doanh
  • Sếp Quốc Cường Gia Lai: “Thấy tài sản ra đi mà không cứu được”
  • Tribeco: Sập đủ bẫy, anh hùng thành 'phế nhân'
  • Chuyển nợ thành vốn góp: Lợi và hại !
  • Doanh nghiệp trong nước vẫn có ưu thế thị phần bán lẻ
  • Phải thuyết phục người tiêu dùng nội địa bằng chất lượng
  • Chiến lược toàn cầu hoá của FPT IS bắt đầu từ Singapore
  • Làm gì để vượt rào ?
  • “Lọt mắt” quỹ đầu tư – không khó!
  • Nội địa hoá ngành cơ khí chế tạo : Lại chuyện cơ chế
  • Chuyển đổi mô hình DNNN : Không chỉ là thay “áo mới”
  • CEO Vinashin: "Chúng tôi chảy máu rất mạnh trong hai năm vừa rồi"
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao