Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Doanh nghiệp trong nước vẫn có ưu thế thị phần bán lẻ

Ông Jeffrey Bahar.

Ông Jeffrey Bahar, giám đốc khu vực Đông Nam Á của công ty nghiên cứu thị trường Spire Research and Consulting, đã có cuộc trao đổi với TBKTSG xoay quanh triển vọng ngành bán lẻ Việt Nam, nhân dịp ông Bahar đến TPHCM tuần rồi để thuyết trình báo cáo của công ty về vấn đề này.

Báo cáo của Spire Research and Consulting có nhắc đến việc các tập đoàn bán lẻ lớn, như Wal-Mart, Carrefour, đã thông báo kế hoạch vào thị trường Việt Nam. Theo ông tại sao bây giờ vẫn chưa thấy bóng dáng của họ?

- Ông Jeffrey Bahar: Thường thì các nhà bán lẻ lớn, như Carrefour, Wal-Mart, gặp nhiều thách thức lớn hơn khi muốn mở các đại siêu thị (Hypermarket) vì việc này đòi hỏi nhiều thời gian mới có được giấy phép cũng như tìm một vị trí tốt và đủ rộng với diện tích ít nhất là 10.000 mét vuông. Các cửa hàng tạp phẩm đại chúng (Mass Grocery Store) được xếp vào loại đại siêu thị nếu chúng có chứa trên 25.000 mặt hàng (Store-keeping Unit), do đó đòi hỏi một diện tích mặt bằng lớn.

Các đại siêu thị sẽ tập trung ở TPHCM vốn có dân số đông và sức mua lớn. Tuy nhiên, không gian dành cho bán lẻ ở trung tâm TPHCM lại hạn chế và đắt đỏ. Do đó, nếu có ý định vào TPHCM, họ sẽ bỏ ý định mở các đại siêu thị, và thay vào đó là các cửa hàng tiện lợi và siêu thị. Hai loại cửa hàng này được dự đoán là mô hình bán lẻ hiện đại phát triển nhanh ở Việt Nam trong tương lai gần.

Chúng tôi không có câu trả lời về việc khi nào Carrefour và Wal-Mart sẽ mở cơ sở đầu tiên (ở Việt Nam). Những gì chúng tôi nghe thấy và biết là cả hai công ty này đã ra quyết định và họ đã xác nhận và cam kết sẽ mở cửa hàng đầu tiên ở Việt Nam, nhưng không có thông tin là khi nào họ sẽ vào.

Có ý kiến cho rằng nhu cầu tiêu dùng của Việt Nam hiện nay chưa cao và yếu kém về hạ tầng logistics có thể là điều khiến các nhà bán lẻ lớn ngần ngại. Ý kiến của ông thế nào?

Tôi không nghĩ rằng sức mua yếu hay nhu cầu chưa cao, và yếu kém về cơ sở hạ tầng logistics là nguyên nhân đang ngăn trở họ vào Việt Nam.

Các nhà bán lẻ trong nước liệu có yếu thế nếu các nhà bán lẻ tiềm năng vào thị trường Việt Nam?

Các nhà bán lẻ Việt Nam đang bị các nhà bán lẻ nước ngoài cạnh tranh. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là họ sẽ thua hoàn toàn. Đối với thị trường bán lẻ tạp phẩm đại chúng (Mass Grocery Retail), không phải tất cả các phân khúc thị trường đều bị các nhà bán lẻ nước ngoài chi phối.

Theo chúng tôi thấy, các đại siêu thị thường là của các nhà bán lẻ nước ngoài. Còn đối với phân khúc cửa hàng tiện lợi, ở Indonesia, tôi thấy các nhà bán lẻ nội địa chiếm ưu thế. Ở Việt Nam cũng sẽ như thế mặc dù hiện chúng tôi đã thấy một số các nhà bán lẻ nước ngoài đang xâm nhập phân khúc này ở đây.

Hiện các nhà bán lẻ Việt Nam cũng đang nắm phần lớn thị phần trong phân khúc siêu thị, trong khi các nhà bán lẻ nước ngoài vẫn còn hạn chế trong phân khúc này. Do đó, các công ty bán lẻ trong nước có thể giữ thị phần của họ ở phân khúc siêu thị và cửa hàng tiện lợi.

Đối với phân khúc không thuộc bán lẻ tạp phẩm đại chúng, mà chuyên về thời trang, thực phẩm hay đồ uống, thức ăn nhanh, chúng tôi đã thấy nhiều công ty nước ngoài vào Việt Nam, như KFC, Pizza Huts. Đúng là tại phân khúc này, các nhà bán lẻ nước ngoài đã chiếm ưu thế.

Theo ông, các công ty bán lẻ trong nước phải chuẩn bị gì để tăng khả năng cạnh tranh?

Các nhà bán lẻ trong nước cần phải đáp lại sự cạnh tranh bằng cách nâng cao giá trị dich vụ mà họ đưa đến cho khách hàng. Ví dụ như hiện đại hoá cách sắp xếp hàng hoá trong các cửa hiệu để ít ra cũng tạo ra được giá trị (thuận tiện) ngang bằng với các chuỗi cửa hàng của nước ngoài.

Xin cảm ơn ông.

(Theo Thu Nguyệt // Thời báo kinh tế Sài Gòn)

  • Doanh nghiệp vận tải đang 'ăn thịt chính mình'
  • Tập đoàn Mai Linh cắt giảm một loạt ngành nghề kinh doanh
  • Sếp Quốc Cường Gia Lai: “Thấy tài sản ra đi mà không cứu được”
  • Tribeco: Sập đủ bẫy, anh hùng thành 'phế nhân'
  • Chuyển nợ thành vốn góp: Lợi và hại !
  • Phải thuyết phục người tiêu dùng nội địa bằng chất lượng
  • Chiến lược toàn cầu hoá của FPT IS bắt đầu từ Singapore
  • Làm gì để vượt rào ?
  • “Lọt mắt” quỹ đầu tư – không khó!
  • Nội địa hoá ngành cơ khí chế tạo : Lại chuyện cơ chế
  • Chuyển đổi mô hình DNNN : Không chỉ là thay “áo mới”
  • CEO Vinashin: "Chúng tôi chảy máu rất mạnh trong hai năm vừa rồi"
  • Tỉ phú Adelson muốn đầu tư sòng bài tại Việt Nam
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao