Ông Nguyễn Ngọc Khoa |
Sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), các nước đã bỏ hàng rào thuế quan và dựng nên hàng rào kỹ thuật để bảo vệ cho hàng sản xuất trong nước. Trong bối cảnh đó, doanh nghiệp Việt Nam vẫn có những lợi thế nhất định. Dựa trên những yêu cầu quốc tế tổng thể đó, doanh nghiệp có thể cùng một lúc đáp ứng được những yêu cầu của nhiều nước khác nhau. Hơn nữa, nếu đáp ứng những tiêu chuẩn đó, doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam sẽ đáp ứng tốt hơn những yêu cầu của thị trường trong nước, cũng như những yêu cầu về phát triển bền vững.
Vấn đề đặt ra là, việc đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế đồng nghĩa với việc doanh nghiệp phải có những chứng chỉ khác nhau như: HACCP, ISO, Global Gap, BRC, IFS...
Có thể tên gọi tiêu chuẩn khác nhau, nhưng bản chất các yêu cầu kỹ thuật thì rất giống nhau. Vì vậy, các doanh nghiệp có thể làm một bộ tiêu chuẩn tích hợp và khi khách hàng nào đó yêu cầu thì ngoài những quy định chung, doanh nghiệp chỉ cần đáp ứng thêm một yêu cầu cụ thể của đối tác.
Tuy nhiên, hiện nay, các doanh nghiệp vẫn làm theo kiểu xé lẻ. Có đơn vị thì làm tiêu chuẩn HACCP, có đơn vị thì làm BRC, hoặc tiêu chuẩn Global Gap, ISO 2000… Theo tôi, doanh nghiệp nên gộp các tiêu chuẩn thành một bộ tiêu chuẩn tích hợp để khi nhà nhập khẩu có những yêu cầu thì doanh nghiệp đã có sẵn “tấm bằng” cơ bản.
Tập đoàn Bureau Veritas Việt Nam có thể hỗ trợ gì cho doanh nghiệp trong vấn đề này?
Trong ba năm qua, chúng tôi tổ chức nhiều hội thảo, như Hội thảo “Làm thế nào phát triển thủy sản bền vững”, để phổ biến những tiêu chuẩn về hàng rào kỹ thuật đối với doanh nghiệp xuất khẩu. Đồng thời, chúng tôi cũng hướng dẫn cho người nuôi trồng thủy sản đáp ứng tiêu chuẩn Global Gap. Nếu có được chứng chỉ đã được thừa nhận ở 140 quốc gia trên thế giới này, doanh nghiệp có thể đưa sản phẩm vào nhiều quốc gia khác nhau…
(Theo Thanh Vũ // Báo đầu tư)
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com