Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Nhiều doanh nghiệp đi bảo hiểm rủi ro tỷ giá, lãi suất

Thị trường ngoại hối chưa hết những khó khăn: cung ngoại tệ vẫn thiếu hụt, doanh nghiệp vẫn xếp hàng mua USD, tỷ giá chính thức và tỷ giá thị trường tự do chênh lệch 250 – 300đ/USD… Trong bối cảnh nhiều doanh nghiệp có xu hướng vay USD trở lại, vài ngân hàng đã cung ứng nghiệp vụ hoán đổi lãi suất và tiền tệ (swap), một sản phẩm phái sinh giúp doanh nghiệp có được thanh khoản ngoại tệ và phòng chống rủi ro lãi suất, tỷ giá. SGTT trao đổi với ông Phạm Hồng Hải, giám đốc tiền tệ và thị trường vốn của ngân hàng HSBC Việt Nam về việc này.

Ông Phạm Hồng Hải

Thưa ông, hiện thanh khoản của đồng USD trên thị trường như thế nào?

Dù thanh khoản tương đối được cải thiện hơn so với trước, nhưng HSBC vẫn cảm thấy khó khăn khi cung ứng ngoại tệ cho doanh nghiệp. Hiện nay, HSBC đưa ra những giải pháp khác nhau. Ví dụ, nhiều doanh nghiệp đã chuyển hóa đơn thanh toán từ USD sang các đồng tiền khác, như euro, yen… Doanh nghiệp có thể mua ngoại tệ bất cứ lúc nào, thanh khoản dễ dàng hơn chứ không phải xếp hàng chờ đợi ngân hàng.

Hiện nay doanh nghiệp quản lý rủi ro về tỷ giá hối đoái, lãi suất như thế nào? Đã có một thị trường sản phẩm phái sinh để doanh nghiệp quản lý rủi ro tỷ giá, lãi suất chưa?

Nhìn vào tỷ giá USD/VND hay tỷ giá các đồng tiền khác so với tiền USD, thị trường ngoại hối trong nước hiện trở nên ổn định hơn. Nhưng không chắc tương lai nó tiếp tục ổn định. Cách quản lý tốt nhất của doanh nghiệp là nên lượng hóa rủi ro của mình, như coi số lượng mình cần mua bán là bao nhiêu, tính toán phòng chống rủi ro 50% hay 100% của hợp đồng, sử dụng công cụ nào cho phù hợp xu hướng.

Tháng 3 đầu năm nay, Ngân hàng Nhà nước đã nghiêm cấm các ngân hàng sử dụng các hợp đồng phái sinh như Option, Forward để bán USD giao ngay với tỷ giá trần cao hơn cho phép.

Tuy nhiên, nghiệp vụ hoán đổi lãi suất (swap) nhằm phòng ngừa rủi ro cho khách hàng không bị cấm, theo tôi biết hiện có HSBC, Standard Chartered, Vietcombank, BIDV đang thực hiện. Ví dụ, doanh nghiệp có một khoản vay USD trong vòng 10 năm, thông thường các ngân hàng cho vay lãi suất cố định năm đầu tiên, những năm sau lãi suất thả nổi. Để giúp các doanh nghiệp tránh rủi ro về sự biến động của lãi suất, ngân hàng sẽ bảo hiểm rủi ro cho doanh nghiệp bằng cách chuyển đổi lãi suất thả nổi sang lãi suất cố định 10 năm. Hoặc nếu doanh nghiệp có doanh thu chủ yếu bằng tiền đồng nhưng có khoản nợ bằng ngoại tệ, có thể chuyển đổi tiền vay bằng ngoại tệ sang tiền đồng tránh những rủi ro về tỷ giá được chốt ngay tại thời điểm ký kết hợp đồng.

Cái khó của thị trường hiện nay là khi quản lý tỷ giá giao dịch giao ngay và kỳ hạn thì thị trường sẽ không hoạt động theo đúng yếu tố của thị trường. Ví dụ, khi DN mua bán kỳ hạn với ngân hàng, do giá kỳ hạn USD/VND có mức giá trần, đụng tới mức giá trần các bên sẽ không mua bán, sẽ không có thanh khoản thị trường, và không xác định được giá của thị trường là giá nào. Điều kiện tiên quyết để có thể tham gia thị trường phái sinh cho ngoại hối và tiền đồng, là mình phải có thị trường và kỳ hạn. Và thị trường này chỉ có được khi có sân chơi tương đối rộng cho mọi người cùng tham gia mua bán theo đúng nhu cầu.

Đối với sản phẩm swap, bao gồm các sản phẩm hoán đổi lãi suất và tiền tệ, điều quan trọng hiện nay là đường cong lãi suất chuẩn. Ví dụ lãi suất trái phiếu Chính phủ Việt Nam, đường cong của nó phải có, và chỉ có khi thị trường có thanh khoản, có mua bán trái phiếu liên tục. Thứ hai là có chuẩn cho lãi suất thả nổi. Ví dụ ở Việt Nam, các ngân hàng vẫn xài Vni-bor (lãi suất thả nổi của tiền đồng được công bố trên Reuters), nhưng chưa ai công nhận đó là chuẩn phù hợp để sử dụng cho thị trường, khác với tiền USD và libor đều được công nhận là lãi suất chuẩn.

Ngoài ra, vấn đề của thị trường vẫn là thanh khoản. Bởi khi không đủ nhiều người chơi trên sân chơi thì mua bán cũng lòng vòng trong vài ngân hàng. Bản thân doanh nghiệp đang dần có ý thức phòng chống rủi ro, nhưng họ cũng chưa hoàn toàn hiểu, nên chưa tạo ra nhu cầu lớn trên thị trường.

Hiện tình hình sử dụng swap như thế nào?

Lãi suất USD swap đang ở mức thấp trong lịch sử, kỳ hạn 5 năm cố định là 2,7 – 3%/năm, trong khi có những thời điểm lãi suất libor tới 4 – 5%/năm. Nhiều doanh nghiệp đang muốn tận dụng cơ hội để chuyển lãi suất thả nổi qua lãi suất cố định ở mức hấp dẫn như thế. Bởi, với xu hướng kinh tế phục hồi trong tương lai, thì lãi suất sẽ được điều chỉnh tăng trở lại, lúc đó chi phí vốn sẽ tăng. Nên swap hiện là công cụ tốt cho doanh nghiệp, đặc biệt là cho vay trung và dài hạn.

(Theo sgtt)

  • Doanh nghiệp vận tải đang 'ăn thịt chính mình'
  • Tập đoàn Mai Linh cắt giảm một loạt ngành nghề kinh doanh
  • Sếp Quốc Cường Gia Lai: “Thấy tài sản ra đi mà không cứu được”
  • Tribeco: Sập đủ bẫy, anh hùng thành 'phế nhân'
  • Chuyển nợ thành vốn góp: Lợi và hại !
  • Bán cà phê dễ ẹc!
  • Tập trung nguồn lực phát triển dòng xe chủ đạo
  • 2G vẫn là "nồi cơm" của VinaPhone
  • “Thuốc VN cạnh tranh được về chất lượng”
  • Giám sát chặt để quản trị rủi ro hiệu quả
  • Các nhà đầu tư tin tưởng vào Việt Nam
  • "Cạnh tranh sẽ giúp nhà bán lẻ trong nước mạnh hơn!"
  • Navibank muốn tạo khác biệt
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao