Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Nước mắt có thể chảy vì “thượng đế”

Ông Nguyễn Văn Đạo.

Hơn 15 năm đảm nhận trách nhiệm quan hệ truyền thông và khách hàng, ông Nguyễn Văn Đạo, Phó tổng giám đốc Samsung Vina, cho biết không ít lần dở khóc dở cười với “thượng đế”. Có những vụ việc làm cho mối quan hệ trở nên tích cực nhưng có không ít chuyện làm cho quan hệ doanh nghiệp - khách hàng bị “sứt mẻ”. Ông Đạo kể:

Cách đây khá lâu, có lần một khách hàng ở tỉnh nọ đã kiện Samsung đòi bồi thường chiếc tivi bị hỏng vì đèn hình tự nhiên bốc cháy. Sau khi kiểm tra, chúng tôi nhận thấy về mặt kỹ thuật, một sản phẩm không thể tự phát cháy khi bộ phận dễ phát cháy của máy là bộ nguồn thì vẫn còn nguyên.

Dù vậy, để tránh chuyện thưa kiện với khách hàng, chúng tôi nhiều lần thương lượng để hỗ trợ thiệt hại cho họ nhưng không thành. Khách hàng đòi nếu không bồi hoàn bằng tivi mới sẽ tố cáo lên các phương tiện truyền thông và kiện ra tòa.

Không thể “chiều lòng thượng đế” một cách vô lý, chúng tôi buộc phải gửi sản phẩm lên Phòng Khoa học hình sự của Bộ Công an để nhờ giám định. Một tập dày mô tả chi tiết về kết quả giám định và kết luận sản phẩm bị cháy là do tác động từ bên ngoài, khiến khách hàng đó phải tâm phục khẩu phục. Dù chi phí giám định cao gấp nhiều lần nếu mang cho khách hàng một chiếc tivi mới hầu yên chuyện, nhưng có những vụ việc không thể chấp nhập tùy tiện vì như thế uy tín của công ty sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Mười lăm năm qua, vai trò của khách hàng ngày càng thay đổi và cách ứng xử của doanh nghiệp cũng theo đó mà thay đổi. Công bằng mà nói, thị trường càng phát triển, kiến thức của người tiêu dùng càng tăng lên. Thị trường ngày càng cạnh tranh, các bộ phận quan hệ khách hàng của các doanh nghiệp cũng ngày càng chuyên nghiệp.

Ngày trước, có lúc tôi phải tiếp nhận những cuộc điện thoại kéo dài hàng giờ đồng hồ của khách hàng. Có những khiếu nại, phàn nàn nhưng vẫn đầy “chữ tình”, chỉ cần chịu khó lắng nghe và giải thích là mọi việc đều ổn thỏa. Còn ngày nay, khách hàng bất kỳ lúc nào cũng sẵn sàng “hăm dọa” bằng cách thông qua các hội bảo vệ người tiêu dùng hoặc gửi lên mặt báo để làm mất uy tín thương hiệu nếu không được đáp ứng. Trong khi có những tờ báo và hiệp hội thực sự là chiếc cầu nối giữa doanh nghiệp với khách hàng, thì cũng có nơi sẵn sàng đẩy sự việc lên quá thực tế mà không cần ý kiến phản hồi của doanh nghiệp.

Trong khi có những tờ báo và hiệp hội thực sự là chiếc cầu nối giữa doanh nghiệp với khách hàng, thì cũng có nơi sẵn sàng đẩy sự việc lên quá thực tế mà không cần ý kiến phản hồi của doanh nghiệp.

Các diễn đàn, blog thuộc một vài báo mạng sẵn sàng đả kích bất cứ sản phẩm mới nào mà chưa cần biết người đăng ý kiến đã sử dụng sản phẩm hay chưa, đánh giá và so sánh dựa trên cơ sở nào. Trong khi các báo công nghệ nước ngoài luôn đưa ra những đánh giá thực tế từ phòng test chuyên nghiệp, chuyển tải cả phần ưu và khuyết của một sản phẩm hay công nghệ mới ra đời để cung cấp thông tin đầy đủ cho bạn đọc, thì nhiều tờ báo trong nước khi dịch hay trích dẫn các đánh giá này lại cố tình chọn đăng chỉ toàn phần khuyết!

Nhiều năm làm công việc quan hệ khách hàng và truyền thông, chúng tôi luôn được khách hàng “lên lớp” như “chưa thuộc nằm lòng bài học khách hàng là thượng đế”, “coi thường khách hàng”, “không nắm được bài học cơ bản về tiếp thị”... Thậm chí những lời lẽ thóa mạ doanh nghiệp và cá nhân đăng tải khắp nơi... Những lúc như thế chúng tôi chỉ ước rằng hội bảo vệ người tiêu dùng và các phương tiện truyền thông thực sự là cầu nối chuyên nghiệp để thực hiện đúng vai trò của mình nhằm giải quyết mối quan hệ doanh nghiệp - người tiêu dùng lành mạnh và thỏa đáng.

(Theo Thời báo kinh tế Sài Gòn)

  • Doanh nghiệp vận tải đang 'ăn thịt chính mình'
  • Tập đoàn Mai Linh cắt giảm một loạt ngành nghề kinh doanh
  • Sếp Quốc Cường Gia Lai: “Thấy tài sản ra đi mà không cứu được”
  • Tribeco: Sập đủ bẫy, anh hùng thành 'phế nhân'
  • Chuyển nợ thành vốn góp: Lợi và hại !
  • Chủ tịch Air Mekong: “Kinh doanh thì chấp nhận mạo hiểm”
  • Tái cấu trúc DN: Chất lượng DNNN là yếu tố quyết định!
  • Mua bán nợ và tài sản tồn đọng DN: Vướng cơ chế
  • Chuyển hướng theo nhu cầu thị trường
  • Hà Dũng lên kế hoạch bay trở lại vào cuối năm
  • Nhân sự cao cấp sẽ tiếp tục thiếu hụt
  • Mở rộng Nhà máy Lọc dầu Dung Quất: “Hoàn toàn không mạo hiểm”
  • Tháo gỡ vướng mắc ở mỏ sắt lớn nhất Đông Nam Á
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao