Trả lời câu hỏi của phóng viên Báo Bình Dương “Ông nhận định về tình hình xuất khẩu đồ gỗ trong thời gian qua như thế nào?”, ông Võ Trường Thành, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Chế biến Gỗ Trường Thành cho biết: “Trong thời gian qua, thị trường đồ gỗ xuất khẩu bị giảm sút mạnh. Nếu như các năm trước xuất khẩu đồ gỗ tăng trưởng khoảng trên 30%/năm thì hiện nay, thị trường xuất khẩu đồ gỗ bị thu hẹp dần do ảnh hưởng cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Trong quý 1-2009, kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ giảm 18% và dự kiến sẽ tiếp tục giảm trong năm 2009. Tuy nhiên, tin hiệu tốt hiện nay cho các doanh nghiệp (DN) xuất khẩu đồ gỗ là thị trường Mỹ đã có dấu hiệu hồi phục. Con số bán hàng trong tháng 4 và 5 ở thị trường Mỹ đã có dấu hiệu hồi phục đáng khích lệ. Do đó, chúng ta tin rằng, đến cuối năm 2009, ngành đồ gỗ Việt Nam sẽ có những bước đột phá ngoạn mục”. -Hiện nay, DN ngành gỗ bị những rào cản gì và ông có thể đề xuất giải pháp? -Trong thời gian qua, ngành đồ gỗ xuất khẩu không chỉ khó khăn về thị trường bị thu hẹp mà các thông tư của Bộ Tài chính liên tục thay đổi đã làm cho nhiều DN ngành đồ gỗ thêm phần khó khăn. Cụ thể là Thông tư số 113/2005/TT-BTC ngày 15-12-2005 của Bộ Tài chính thì DN không làm nghĩa vụ nộp thuế giá trị gia tăng (GTGT) cho hàng nguyên nhập liệu sản xuất xuất khẩu nhưng Thông tư số 59/2007/TT-BTC thì DN phải kê khai nộp thuế. Sự thay đổi đó làm cho các DN khó khăn thêm về công tác nộp thuế và hoàn thuế VAT về nguyên phụ liệu nhập khẩu. Như chúng ta đều biết, việc cải cách hành chính tốt sẽ đem về lợi ích từ 1-2 tỷ USD/năm cho Việt Nam. Nghĩa là lớn hơn nhiều gói kích cầu của Chính phủ. Hơn nữa, con số đó đem lại lợi ích hàng năm, còn gói kích cầu của Chính phủ chỉ diễn ra một vài lần. Do đó, tôi nghĩ rằng, ngành đồ gỗ Việt Nam nói chung và tỉnh Bình Dương nói riêng tiếp tục phát triển tốt khi công tác cải cách hành chính diễn ra nhanh chóng và quyết liệt hơn. -Ông nhận định như thế nào về gói kích cầu đầu tư và tiêu thụ của Chính phủ đưa ra để giúp DN? Nếu chúng ta chỉ đơn thuần là “kích cầu” thì sẽ tạo điều kiện cho hàng hóa các nước láng giềng, đặc biệt là hàng hóa Trung Quốc và Thái Lan xâm nhập thị trường Việt Nam. Với con số nhập siêu vào Việt Nam của hàng hóa của hai quốc gia trên càng lúc càng lớn đang đe dọa các DN sản xuất hàng trong nước. Hơn nữa, chúng ta còn nhìn thấy rõ hơn con số nhập lậu qua biên giới ngày càng nhiều đã làm cho DN sản xuất hàng trong nước thêm khó khăn. Như vậy, nếu chúng ta cứ tiếp tục kích cầu thì những người thụ hưởng nhiều hơn là các doanh nhân, DN từ Trung Quốc chứ hoàn toàn không chỉ có DN Việt Nam. Do đó, tôi ủng hộ các đề án của Chính phủ hướng về nâng cao năng lực, khả năng cạnh tranh của DN để tiếp tục dành được thị phần trong và ngoài nước trong quá trình hội nhập.Ông Võ Trường Thành
-Đây là một quyết định đưa ra kịp thời của Chính phủ và có tác dụng rõ rệt đối với nền kinh tế quốc gia. Gói kích cầu đưa ra đã giúp nhiều DN hồi phục, thị trường tiêu thụ không đóng băng nữa. Tuy nhiên, việc kích cầu ở bước đầu là thành công nhưng sắp tới, chúng ta cần có biện pháp căn cơ hơn. Có thể gọi là “kích cung”, nâng cao năng lực cạnh tranh của các DN trên thị trường trong và ngoài nước. Với việc kích cung có thể giúp DN tiếp tục dành miếng bánh lớn hơn là 70% doanh số cho xuất khẩu.
-Xin cảm ơn ông!
(Theo Hồ Văn // Báo Bình Dương)
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com