Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Bosch đặt mục tiêu tăng trưởng hai chữ số năm nay

Ông Võ Quang Huệ, Tổng giám đốc Công ty TNHH Robert Bosch Việt Nam

Mặc dù tình hình kinh doanh hiện tại đang bị ảnh hưởng bởi khó khăn chung do suy thoái kinh tế toàn cầu, nhưng công ty của tập đoàn Bosch tại Việt Nam đặt mục tiêu sẽ đạt tăng trưởng hai chữ số trong năm nay, sau khi doanh số năm 2008 tăng trưởng 83% so với 2007.

Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online đã có buổi trao đổi cùng ông Võ Quang Huệ, Tổng giám đốc Công ty TNHH Robert Bosch Việt Nam, thành viên của tập đoàn Bosch, tại buổi tổng kết hoạt động của công ty năm 2008 và kế hoạch cho năm 2009, diễn ra ngày 19-5 tại TPHCM.

- TBKTSG Online: Xin ông nói rõ hơn kế hoạch của Bosch để có thể đạt được mục tiêu tăng trưởng hai chữ số trong bối cảnh kinh tế khó khăn?

Ông Võ Quang Huệ: Năm 2008 là năm đánh dấu nhiều cột mốc của Bosch trong việc tạo nền tảng ở Việt Nam để phát triển, như ra mắt công ty Robert Bosch tại Việt Nam sau nhiều năm hoạt động dưới hình thức văn phòng đại diện, xây dựng nhà máy sản xuất dây truyền lực thứ hai của tập đoàn trên thế giới, mở rộng một số ngành hàng kinh doanh…

Trong năm 2009, chúng tôi đặt mục tiêu mở rộng kinh doanh hơn nữa thông qua các đối tác mới, đưa ra thị trường một số sản phẩm và giải pháp mới, đồng thời mở rộng mạng lưới phân phối. Chúng tôi có nhiều hoạt động quảng bá, giới thiệu sản phẩm...  như một chiến dịch xây dựng thương hiệu cho sản phẩm dụng cụ điện cầm tay của Bosch với mức đầu tư trên 200.000 euro, bao gồm quảng cáo trên nhiều phương tiện và tham gia các cuộc triển lãm ở các thành phố lớn.

- TBKTSG Online: Một số sản phẩm của Bosch phục vụ cho ngành ô tô và xe gắn máy chỉ mới vừa được đưa vào thị trường Việt Nam, liệu Bosch có quá chậm về thâm nhập thị trường? Và làm thế nào để thu hút khách hàng sử dụng sản phẩm?

- Ông Võ Quang Huệ: Đúng là chúng tôi đưa các mặt hàng này vào thị trường chậm. Tuy nhiên, người dân Việt Nam với phương tiện chính là xe gắn máy, nên đây là một thị trường tiềm năng với chúng tôi.

Mặc dù ở Việt Nam Bosch chưa có doanh số cao trong ngành hàng phụ tùng ô tô, nhưng kinh doanh lĩnh vực phụ tùng ô tô và dịch vụ kèm theo chiếm đến hơn 60% doanh số của Bosch toàn cầu. Chúng tôi sẽ hướng đến khách hàng Việt Nam là các hãng taxi, doanh nghiệp... và cũng sẽ tổ chức một số chương trình giới thiệu sản phẩm của mình trong thời gian tới.

-TBKTSG Online: Theo kế hoạch, việc xây dựng nhà máy sản xuất dây truyền lực thứ hai của tập đoàn Bosch đặt tại Đồng Nai sẽ hoàn thành trong năm nay. Vậy dự án đang tiến triển ra sao, thưa ông?

- Ông Võ Quang Huệ: Song song với việc xây dựng nhà máy sản xuất dây truyền lực dùng trong ngành công nghiệp ô tô tại tỉnh Đồng Nai, chúng tôi cũng đã thuê một phân xưởng để thực hiện việc lắp ráp dây truyền lực từ năm ngoái và đã xuất khẩu đi thị trường châu Á.

Công việc sản xuất vẫn tiếp tục tại phân xưởng tạm thời này. Riêng dự án nhà máy, tiến độ hoàn thành dự án có thể chậm hơn so với kế hoạch dự định là đưa vào khai thác trong năm nay vì do tình hình khó khăn chung của ngành ô tô thế giới cũng như một số thủ tục để được công nhận là nhà máy sản xuất sản phẩm công nghệ cao. Đến nay, Bosch đã đầu tư khoảng 10 triệu euro cho dự án này. Bosch sẽ tiếp tục thực hiện dự án với kế hoạch đầu tư 55 triệu euro đến năm 2016.

Với dự án trên, Việt Nam trở thành nơi thứ hai sản xuất dây truyền lực CVT của Bosch trên thế giới. Nhà máy thứ nhất sản xuất sản phẩm này của Bosch là ở Tilburg, Hà Lan.
 

Tập đoàn Bosch đã hiện diện tại Việt nam từ năm 1994. Cuối năm 2007, Bosch đã nhận giấy phép thành lập Công ty TNHH Robert Bosch Việt Nam, do Bosch sở hữu 100% vốn, trụ sở tại TPHCM. Chi nhánh văn phòng Bosch cũng đã được thành lập ở Hà Nội vào tháng 6 năm 2008.

Hoạt động kinh doanh của Bosch tại Việt Nam bao gồm phụ tùng và dịch vụ hậu mãi ô tô, truyền động và điều khiển, các hệ thống xăng, dụng cụ điện cầm tay và hệ thống an ninh.       

 

(Theo Quốc Hùng // Thời báo kinh tế Sài Gòn)

  • Doanh nghiệp vận tải đang 'ăn thịt chính mình'
  • Tập đoàn Mai Linh cắt giảm một loạt ngành nghề kinh doanh
  • Sếp Quốc Cường Gia Lai: “Thấy tài sản ra đi mà không cứu được”
  • Tribeco: Sập đủ bẫy, anh hùng thành 'phế nhân'
  • Chuyển nợ thành vốn góp: Lợi và hại !
  • Khó tránh việc “hút” nhân lực của nhau
  • Quanh chuyện hàng dệt may nội về nông thôn
  • Cần thêm một gói kích cầu tiêu dùng
  • Hai mặt của E-Marketing
  • Tân dược VN: Khẳng định chỗ đứng
  • Có quá muộn cho Vietnamobile?
  • Cty CP Nhà Hòa Bình: Hướng vào số đông !
  • Nhà sách đối phó với khủng hoảng
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao