Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Tăng trưởng thị trường nội địa : Dấu hiệu phục hồi kinh tế

Đây là nhận định của chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành - Tổng Giám đốc Cty cổ phần đầu tư và quản lý tài sản quốc tế trong cuộc trao đổi với DĐDN xung quanh những dấu hiệu phục hồi nền kinh tế trong khủng hoảng hiện nay.


- Theo ông dấu hiệu đầu tiên để nhận biết nền kinh tế phục hồi là gì ?


Chúng ta phải xem những chỉ số, ví dụ chỉ số sản xuất công nghiệp, chỉ số thất nghiệp ra sao, chỉ số về XK lên hay xuống... phải cụ thể từng thứ chứ không phải vì con số chung. Ví dụ vừa rồi XK tăng nhưng ta lại XK vàng. Như vậy không phải là tăng XK nữa rồi. Bao nhiêu những chỉ số đó chúng ta phải theo dõi từ tháng này qua tháng khác, từ quý này sang quý khác để xem tình hình chuyển biến như thế nào. Ngoài ra cũng không chỉ tại VN mà còn cả những thị trường trên thế giới như Mỹ, Trung Quốc... Tôi xin nhấn mạnh là sự phục hồi phải đi cùng với thế giới. Đặc biệt, VN chúng ta có thị trường nội địa tốt. Chính vì thế mà chỉ số của thị trường nội địa sẽ báo trước trong việc phục hồi kinh tế.
 
Tốc độ phục hồi của VN tùy thuộc vào nhiều vấn đề. Chúng ta cần phải xây dựng cơ chế, nguồn nhân lực cho tốt, cho phù hợp. Tức là phải dùng "đúng người, đúng việc, đúng năng lực". Đây là một vấn đề rất khó đối với VN, nhưng chúng ta phải cố gắng thực hiện.


- Thời gian vừa qua do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế, nhiều DN đã sa thải nhân công, trong đó có cả những người giỏi. Theo ông để đáp ứng nhu cầu khi nền kinh tế phục hồi các DN cần phải làm gì ?


Vấn đề nhân lực của VN là vấn đề cực kỳ nhạy cảm và quan trọng. Chúng ta phải xây dựng nguồn nhân lực, vấn đề này các DN làm chưa được tốt. Các DN cần phải giữ lại những nhân lực cốt cán, tuy nhiên có tướng mà không có lính thì cũng chưa được. Chính vì vậy mà trong thời gian tới cần phải chuẩn bị cho kỹ vấn đề nhân lực, các DN cố gắng xây dựng nhân lực trong khi còn khó khăn. Khi kinh tế khởi phát trở lại thì chúng ta sẽ có thế mạnh hơn.


- Thưa ông, hiện có nhiều ý kiến cho rằng giờ là lúc các DN VN cần phải tái cấu trúc DN để chuẩn bị cho giai đoạn "hậu khủng hoảng". Ông có đồng ý với quan điểm này không ?


Theo tôi thì các DN luôn luôn phải chuẩn bị chứ không phải đợi tới khủng hoảng mới chuẩn bị. Chúng ta cần phải chuẩn bị ngay từ bây giờ cho vấn đề hậu khủng hoảng. Nhưng bên cạnh đó, các DN cũng rất cần một cơ chế quản lý minh bạch, khung pháp lý thông thoáng. Ví dụ, cả thế giới đều áp dụng biện pháp hạ thấp lãi suất chiết khấu và lãi suất tái cấp vốn cho các ngân hàng. Thậm chí như bên Nhật chỉ còn 0,1%, ở Mỹ là 0,0 - 0,25%, Châu Âu là 1%... Đây là những chính sách tiền tệ mà VN nên nghiên cứu để DN có thể tiếp cận được nguồn vốn với lãi suất mà không cần dùng đến ngân sách để hỗ trợ bù lãi suất. Việc đó là việc mà ngân hàng có thể làm được.


Đón đầu cạnh tranh là chúng ta phải xem xem những gì chúng ta có ưu thế, sản phẩm nào chúng ta có thể phát triển mạnh, phát huy tối đa ưu thể tương đối của mình. Những gì thấy không phù hợp thì cần phải sửa chữa. Ví dụ không nên kêu gọi những dự án cực lớn mà nó không có hiệu quả kinh tế cao.


-Vậy ngay bản thân Cty ông đã có kế hoạch như thế nào để chuẩn bị phát triển khi nền kinh tế phục hồi ?


Công việc của chúng tôi là huy động vốn nước ngoài đầu tư vào VN. Chính vì vậy mà chúng tôi phải có đội ngũ nhân lực có khả năng tiếp cận các quỹ đầu tư cũng như các định chế tài chính lớn ở nước ngoài để xây dựng các quỹ có quy mô khá lớn. VN trong 10 năm tới không phải chỉ cần 10 tỷ hay 100 tỷ USD mà là hàng nghìn tỷ USD. Thế nhưng, điều quan trọng là chúng ta phải làm thế nào để huy động một lượng vốn lớn từ nước ngoài nhưng do ta quản lý để đưa về đầu tư tại VN, chứ không phải là những quỹ đầu tư nước ngoài quản lý từ nước ngoài đầu tư vào VN. Thậm chí chúng ta không nên quá coi trọng tới đầu tư trực tiếp nhiều mà nên quan tâm hơn tới đầu tư gián tiếp, tức là tiền đem về nhưng dự án giao cho ta thực hiện.


- Xin cảm ơn ông !

(Theo Quốc Anh // Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Doanh nghiệp vận tải đang 'ăn thịt chính mình'
  • Tập đoàn Mai Linh cắt giảm một loạt ngành nghề kinh doanh
  • Sếp Quốc Cường Gia Lai: “Thấy tài sản ra đi mà không cứu được”
  • Tribeco: Sập đủ bẫy, anh hùng thành 'phế nhân'
  • Chuyển nợ thành vốn góp: Lợi và hại !
  • Bosch đặt mục tiêu tăng trưởng hai chữ số năm nay
  • Khó tránh việc “hút” nhân lực của nhau
  • Quanh chuyện hàng dệt may nội về nông thôn
  • Cần thêm một gói kích cầu tiêu dùng
  • Hai mặt của E-Marketing
  • Tân dược VN: Khẳng định chỗ đứng
  • Có quá muộn cho Vietnamobile?
  • Cty CP Nhà Hòa Bình: Hướng vào số đông !
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao