Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

HAGL: Kỳ vọng từ sàn ngoại

Đã hơn một tháng chứng chỉ lưu ký toàn cầu (GDRs) của Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) được niêm yết, giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán (SGDCK) London. Việc niêm yết không chỉ nhằm hút vốn ngoại mà còn quảng bá thương hiệu Việt trên thế giới. DĐDN đã có buổi trao đổi với ông Võ Trường Sơn – Phó Tổng giám đốc tài chính Tập đoàn HAGL.

- Ông có thể cho biết diễn biến sau hơn một tháng chứng chỉ HAGL lưu ký trên SGDCK London ?

Qua theo dõi của chúng tôi, các nhà đầu tư, các quỹ mua chứng chỉ HAGL trên SGDCK London trong thời gian qua, họ muốn nắm giữ chưa muốn bán ra. Vì thế lệnh đặt mua thì có, nhưng lệnh đặt bán rất ít.

- Có nghĩa các nhà đầu tư trên thế giới có kỳ vọng vào chứng chỉ HAGL ?

Theo đánh giá của tôi, các nhà đầu tư tiếp cận chứng chỉ HAGL cũng là một phần họ muốn tìm hiểu đầu tư tại VN. Còn giá trị chứng chỉ phải chờ thời gian, không thể đánh giá thành công chỉ sau hơn 1 tháng niêm yết.

- Vậy HAGL kỳ vọng gì khi chứng chỉ của mình đã được niêm yết trên SGDCK London ?

Việc chứng chỉ HAGL có mặt trên TTCK London không nhằm vào mục đích “kích cầu” cổ phiếu của HAGL trên TTCK, mà chúng tôi muốn tạo kênh huy động vốn và thu hút các nhà đầu tư đa dạng. Mặt khác, chúng tôi cũng muốn chứng minh rằng VN cũng có những Cty tốt, có sức cạnh tranh với các Cty trên thế giới.     

Đặc biệt một tuần sau khi chứng chỉ HAGL được niêm yết trên SGDCK London, Thị trưởng London đã có chuyến viếng thăm Chính phủ VN. Ngài đã đến thăm trung tâm chứng khoán TP HCM, gặp gỡ các giám đốc tài chính (CFO) TP HCM phổ biến, hướng dẫn các thủ tục... giúp các DN VN tiếp cận với các định chế tài chính London. Ngài Thị trưởng cũng nhấn mạnh “các DN VN nên mạnh dạn  niêm yết  trên SGDCK London, bởi đây là cơ hội tốt không chỉ riêng cho thương hiệu của DN mà còn là cơ hội tốt để thu hút đầu tư...”

- Ông có thể chia sẻ kinh nghiệm của HAGL để có mặt được trên SGDCK London ?

Thật không đơn giản chút nào, HAGL phải mất thủ tục gần hai năm. Đó là một quá trình dài và phức tạp. HAGL là một tập đoàn đa ngành, đa nghê, có tới năm lĩnh vực hoạt động khác nhau và các dự án đầu tư tại VN - Lào - Campuchia.  Vì thế trong quá trình  bắt tay vào soạn thảo một tài liệu niêm yết mất rất nhiều thời gian so với các DN khác vì mỗi ngành là một bộ hồ sơ tài liệu khác nhau.  Hơn nữa đặc thù tập quán, chính sách... giữa các nước VN - Lào – Campuchia cũng khác nhau,  nên tài liệu, thuyết trình, cũng khá phức tạp. Ví dụ như chúng tôi phải trình giấy phép đầu tư,  mô tả các bước của dự án, giấy phép thăm dò khảo sát... Nhưng  khi bắt tay vào thẩm định, các tổ chức  tư vấn nghiệp vụ  làm việc rất nghiêm túc và hướng dẫn cụ thể cho chúng tôi từng bước đi.


Hoàng Anh Incomex là một trong ba dự án dự kiến mang lại doanh thu, lợi nhuận lớn cho HAGL

- Hai năm để hoàn thành hồ sơ niêm yết, HAGL có nản lòng ?

Đây là một nghiệp vụ mới, thành công hay không chưa biết, nhưng không được nản chí.  Với phương châm đó, nên chúng tôi đã thành công. Và chúng tôi đặt niềm tin vào Deutsche Bank Trust - đơn vị lưu ký được ủy thác để phát hành chứng chỉ GDRs.

- Năm 2011 kinh tế còn nhiều khó khăn, HAGL có hoàn thành những chỉ tiêu đã đặt ra với cổ đông ?

Khó khăn chung là của toàn cầu, nhưng mục tiêu lợi nhuận ròng 3. 000 tỉ đồng năm 2011 vẫn có thể đạt được. Với việc khai thác hiệu quả đầu tư các dự án cao su, thủy điện, khoáng sản, khai thác thế mạnh quỹ đất ngành bất động sản...  năm 2010, lợi nhuận trước thuế của HAGL đạt 3.017 tỉ đồng, bằng 113% kế hoạch năm. Tỉ suất lợi nhuận trên doanh thu đạt 50,6%, tăng cao hơn so với các năm trước do có sự đóng góp của lợi nhuận từ tái cấu trúc tập đoàn và bán 11,75% cổ phần trong ngành bất động sản. Thu nhập cơ bản trên mỗi cổ phiếu đạt 4.903 đồng, sau khi đã phát hành cổ phiếu thưởng. Tại đại hội cổ đông mới đây, chúng tôi cũng đưa ra phương án  chia cổ tức năm 2010 là 10% tiền mặt hoặc 15% bằng cổ phiếu.

- Xin cảm ơn ông !

Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAG) với cấu trúc gồm năm ngành nghề kinh doanh chính: Cao su, Khoáng sản, Địa ốc, Thủy điện và Gỗ đá. Ngoài ra còn sở hữu đội bóng đá danh tiếng Hoàng Anh Gia Lai như một công cụ xây dựng và quảng bá thương hiệu đầy sức mạnh. Sự tái cấu trúc tập đoàn trong năm 2010 nhằm mục đích tăng cường hiệu quả quản trị và khả năng huy động vốn không những tại trong nước mà còn vươn ra thị trường tài chính quốc tế.

Trong điều kiện huy động vốn trong nước khó khăn, HAG đã đưa ra “Đề án Huy động vốn quốc tế” bao gồm khoản vay quốc tế và/hoặc việc phát hành và niêm yết trái phiếu trên Sở giao dịch chứng khoán Singapore bằng USD với tổng giá trị tối đa là 200 triệu USD. Mới đây, HAG đã thực hiện thành công việc phát hành và niêm yết chứng chỉ GDR của tập đoàn HAG (chứng chỉ lưu ký toàn cầu) trên Sở giao dịch chứng khoán London (LSE), thu về số vốn 60 triệu USD.

Trước năm 2010, HAG tập trung vào hai mảng kinh doanh chính là sản xuất gỗ và đá granite; kinh doanh bất động sản, trong đó kinh doanh bất động sản chiếm tỉ trọng lớn trong tổng doanh thu. Trong năm 2010, mặc dù doanh thu thuần của HAG chỉ tăng 3,7% so với năm 2009, nhưng do doanh thu tài chính tăng mạnh (đạt 1.262,1 tỉ đồng so với mức 199,4 tỉ đồng năm 2009, do HAG bán 11,75% vốn cổ phần trong Cty CP Nhà Hoàng Anh), nên lợi nhuận sau thuế có mức tăng trưởng khá 49,1% so với năm trước, đạt 2.222,1 tỉ đồng. Nhờ đó, tỉ lệ lãi trên cổ phiếu (EPS) của HAG đạt mức khá cao 4.705 đồng/cổ phiếu, cao hơn mức 4.396 đồng/cổ phiếu của năm 2009.

Sức khỏe tài chính của HAG

Khả năng thanh toán tốt, rủi ro thanh khoản thấp: Tỉ suất thanh toán hiện hành (2.16) duy trì trên mức 1 qua nhiều năm, chứng tỏ khả năng thanh toán của HAG khá tốt.

Tính đến cuối năm 2010, tổng nợ của HAG chiếm 47% tổng tài sản trong đó các khoản vay chịu lãi suất chiếm 31% trên tổng tài sản. Có thể nói HAG có sức khỏe tài chính tốt.

Khả năng sinh lời khá : Các chỉ số về khả năng sinh lời của HAG trong năm 2010 đều ở mức khá (ROE 30.2%; ROA 13.5%). Tuy nhiên, do HAG hiện đang theo đuổi chiến lược phát triển nhanh, nên đòi hỏi lượng vốn lớn, do vậy, điều này có thể ảnh hưởng tới chỉ số ROE trong thời gian tới.

Điểm mạnh và thách thức

HAG có một quỹ đất sạch lớn được mua với giá rẻ cách đây vài năm trước; Chi phí xây dựng thấp hơn khoảng 30% so với các Cty khác trong ngành bất động sản do có sẵn nguồn lực bên trọng; Đội ngũ lãnh đạo năng động và thương hiệu gắn liền với tên tuổi đội bóng lớn trong nước.

Tuy nhiên, tình hình bất động sản đóng băng trong thời gian qua và có khả năng sẽ vẫn còn tiếp tục trong thời gian tới sẽ là thách thức đối với DN này. Mặt khác, DN này không có nhiều kinh nghiệm trong mảng thủy điện và khai thác quặng sắt. DN này cũng đang có nhu cầu vốn lớn để phát triển các ngành nghề kinh doanh mới trong những năm tới.

Đại hội cổ đông của HAG đã thông qua kế hoạch năm 2011 với mức lợi nhuận trước thuế là 3.000 tỉ đồng.

Ba dự án chính dự kiến mang lại doanh thu, lợi nhuận lớn cho HAG trong năm 2011 là Hoàng Anh Incomex, Phú Hoàng Anh giai đoạn 2 và Thanh Bình. Các dự án này đều có tỉ lệ lãi gộp khá cao, dự kiến ở mức 60%. Riêng dự án Thanh Bình do HAG mua lại nên tỉ lệ lãi gộp thấp hơn các dự án khác.

Có thể nói Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai là DN tăng trưởng điển hình về cả chiều rộng lẫn chiều sâu. Với chiến lược hoạt động đa ngành sẽ giúp cho HAG hạn chế được rủi ro biến động kết quả kinh doanh. Đồng thời, các mảng kinh doanh này còn bổ trợ cho nhau nhằm giảm thiểu chi phí và tăng lợi nhuận. Do vậy, nguồn doanh thu, lợi nhuận của HAG được đánh giá là khá ổn định và có triển vọng tăng trưởng mạnh trong tương lai. Tuy nhiên, trong bối cảnh TTCK hiện nay vẫn còn chịu nhiều tác động tiêu cực từ bất ổn kinh tế vi mô, nên giá cổ phiếu HAG sẽ còn có thể tiếp tục điều chỉnh giảm trong ngắn hạn, tạo ra rủi ro cho các nhà đầu tư lướt sóng trên sàn.

(Phòng nghiên cứu - Phân tích Cty CK Phố Wall)

(Theo Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Doanh nghiệp vận tải đang 'ăn thịt chính mình'
  • Tập đoàn Mai Linh cắt giảm một loạt ngành nghề kinh doanh
  • Sếp Quốc Cường Gia Lai: “Thấy tài sản ra đi mà không cứu được”
  • Tribeco: Sập đủ bẫy, anh hùng thành 'phế nhân'
  • Chuyển nợ thành vốn góp: Lợi và hại !
  • Thị trường TPCP: Cần hành động nhanh và mạnh hơn
  • Chấp nhận đau đớn để giảm đầu tư công
  • Tổng giám đốc FPT Trương Đình Anh: Các dự án công tư hợp doanh là định hướng quan trọng
  • 'Người đạo diễn' thương vụ mua chuỗi khách sạn Victoria tại Việt Nam
  • Giá xăng lại sắp tăng?
  • Chọn phân khúc doanh nghiệp nhỏ và vừa
  • Làm thương hiệu kiểu… “nhà quê”
  • Doanh nghiệp Việt Nam cần quan tâm nhiều đến thương hiệu
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao