Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Giá xăng lại sắp tăng?

Giữa tháng 7, Nhà máy lọc dầu Dung Quất lại vào giai đoạn bảo dưỡng dài hơi. Trước đó, thời gian tạm nghỉ hai tuần của đơn vị này phần nào đã khiến thị trường xăng, dầu, gas đứng trước áp lực khan hàng cục bộ, đẩy giá tăng.

Ông Nguyễn Hoài Giang, Tổng giám đốc Công ty lọc hóa dầu Bình Sơn,đơn vị quản lý và vận hành Nhà máy lọc dầu Dung Quất, cho biết, các đơn vị đầu mối sẽ phải nhập khoảng một triệu tấn sản phẩm các loại từ nước ngoài, để bù vào “lỗ hổng”, trong thời gian chờ nhà máy vận hành trở lại.

Thưa ông, vì sao mới bảo dưỡng hai tuần vào tháng 3, nay nhà máy lại tiếp tục nghỉ dài hơi để bảo dưỡng?

Việc tạm ngừng vận hành Nhà máy lọc dầu Dung Quất ngày 23/3 – 1/4 vừa rồi là để chủ động kiểm tra, tìm thiết bị cần thay thế để đặt hàng đối tác nước ngoài, kịp thay mới trong thời gian bảo dưỡng tổng thể nhà máy. Đến giờ thì Nhà máy đã hoạt động trơn tru và công suất hiện đã vượt thiết kế cực đại từ 100% lên 105%, mỗi ngày sản xuất khoảng 1.000 tấn sản phẩm cung ứng ra thị trường. Còn việc tạm dừng hoạt động 2 tháng, được ấn định giữa tháng 7 đến giữa tháng 9 tới là kế hoạch lớn trong năm. Đây là việc bảo dưỡng tổng thể nhà máy theo hợp đồng với nhà thầu chính Technip.

Tại sao thời điểm này lại phải vận hành nhà máy ở công suất cao như vậy? Có phải để dự trữ nguồn hàng?

Lý do nâng công suất vượt 100% có nhiều nhưng cái chính là do thị trường đang khan hiếm xăng dầu và các sản phẩm khác. Bây giờ, sản phẩm sản xuất ra không kịp bán cho các đơn vị đầu mối, vì có nhiều doanh nghiệp mua sản phẩm của nhà máy như Tổng công ty xăng dầu Việt Nam, Công ty Thương mại kỹ thuật và đầu tư… chứ không riêng PV Oil. Để tăng từ 100% lên 105% công suất, các chuyên gia, kỹ sư đã phải làm việc ngày đêm để nghiên cứu, xem xét tất cả các vấn đề về kỹ thuật, lường các khả năng có thể xảy ra.

Chỉ còn 90 ngày để chuẩn bị cho thời gian nghỉ dài, công ty có kế hoạch gì để giúp thị trường xăng dầu, đặc biệt là gas trong nước không bị xáo trộn như thời gian qua?

Chúng tôi đã báo cáo cụ thể lên Bộ Công thương để Bộ thông báo các đầu mối thu mua xăng dầu của Dung Quất như PV Oil, Petrolimex, Petec… chủ động nguồn xăng, dầu, khí hóa lỏng LPG,… Nhà máy tạm ngừng vận hành hai tháng, tức là trong thời gian này, các đơn vị đầu mối sẽ phải nhập khoảng 1 triệu tấn sản phẩm các loại, để bù vào “lỗ hổng” nhằm cung cấp đủ cho thị trường trong nước trong thời gian chờ nhà máy vận hành trở lại.

Dư luận cho rằng, việc dừng nhà máy trong hai tháng có phải do vấn đề về kỹ thuật?

Bất cứ một công trình nào, nhất là những công trình có thiết bị kỹ thuật phức tạp, hiện đại đều không tránh khỏi những trục trặc về sự cố trong quá trình vận hành sản xuất. Nhà máy lọc dầu Dung Quất đôi khi cũng có lỗi này, lỗi nọ. Việc dừng hai tháng để bảo dưỡng tổng thể nhà máy là việc làm đương nhiên, không có gì bất thường. Hơn nữa, nhà máy đã đi vào sản xuất hai năm nên cũng rất cần cho dừng để bảo dưỡng, nhằm đảm bảo sự an toàn sau này.

Sau hơn hai năm vận hành, ông đánh giá như thế nào về hiệu quả Nhà máy lọc dầu Dung Quất mang lại?

Đáng mừng là các sản phẩm sản xuất ra đều đảm bảo chất lượng. Các sản phẩm như xăng Mogas 90, xăng máy bay Jet A1, Mogas 92, Mogas 95, khí hóa lỏng LPG, propylene, dầu Diesel, dầu hỏa đã được cơ quan đăng kiểm quốc tế Det Norrske Veritas (DNV- NaUy) cấp chứng chỉ ISO 9001:2008, công nhận đạt tiêu chuẩn quốc tế. Gần đây nhất, các sản phẩm này cũng đoạt Huy chương vàng tại Hội chợ Thương mại Quốc tế Việt Nam (Vietnam Expo 2011) từ ngày 6 đến 9/4. Hiệu quả nhất là giúp quốc gia tự chủ hơn 30% nhu cầu xăng dầu, góp phần quan trọng trong đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia. Kế hoạch dài hơi là tập trung hoàn thành 2 bể chứa dầu thô, để đảm bảo độ an toàn của nhà máy trong giai đoạn thời tiết xấu không nhập được dầu thô, xem xét nâng cấp, cải tạo cảng xuất sản phẩm để linh động trong việc xuất các chủng loại sản phẩm ra thị trường. Chúng tôi đang khẩn trương xúc tiến mở rộng nhà máy, để cuối năm 2015, sẽ có một nhà máy lọc dầu Dung Quất với công suất lên gần 10 triệu tấn mỗi năm.

Xin cảm ơn ông!

(Báo Đất Việt)

  • Doanh nghiệp vận tải đang 'ăn thịt chính mình'
  • Tập đoàn Mai Linh cắt giảm một loạt ngành nghề kinh doanh
  • Sếp Quốc Cường Gia Lai: “Thấy tài sản ra đi mà không cứu được”
  • Tribeco: Sập đủ bẫy, anh hùng thành 'phế nhân'
  • Chuyển nợ thành vốn góp: Lợi và hại !
  • Chọn phân khúc doanh nghiệp nhỏ và vừa
  • Làm thương hiệu kiểu… “nhà quê”
  • Doanh nghiệp Việt Nam cần quan tâm nhiều đến thương hiệu
  • Vì sao AES bán cổ phần “siêu” dự án điện?
  • Tổng giám đốc BAOVIET Bank: Phải “sống” mới chống được lạm phát
  • Phải cày sâu cuốc bẫm
  • Triết lý cuộc đời của tân Tổng giám đốc FPT
  • Tân Tổng giám đốc FPT nói về chiến lược sắp tới
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao