Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Chấp nhận đau đớn để giảm đầu tư công

Theo Tổng cục Thống kê, vốn đầu tư phát triển toàn xã hội quý 1-2011 vẫn tăng 14%, trong đó vốn từ ngân sách tăng 19,6%. Phải chăng việc cắt giảm đầu tư công chưa thấm? Trao đổi với PV, TS Nguyễn Đức Thành, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu kinh tế và chính sách (ĐHQG Hà Nội), phân tích:

Lạm phát tính đến tháng 4-2010 đã lên 9,6%, vượt kế hoạch cả năm đặt ra khoảng 7%. Với mô hình và cách thức tăng trưởng của VN thời gian qua, lạm phát mỗi năm ở mức 15-16% là hiểu được vì chúng ta tăng trưởng chủ yếu nhờ tăng tín dụng.

Đầu tư và chi tiêu công tác động lớn đến lạm phát vì tạo áp lực lên tổng cầu. Nhưng cắt giảm đầu tư công dù hiệu quả cũng chưa thể giảm lạm phát ngay mà độ trễ từ 6-9 tháng. Nghị quyết 11/NQ-CP có nhiều điểm mạnh, nhưng thực tế cũng chỉ ra còn những điểm chung chung, người ta vẫn có cách để trốn, tránh.

Chẳng hạn việc mua sắm ôtô, máy điều hòa, người ta có thể dễ dàng đẩy các hóa đơn về thời điểm trước khi nghị quyết số 11/NQ-CP có hiệu lực. Rồi quy định các dự án bị đình hoãn là dự án chưa khởi công thì người ta có thể nghĩ ra nhiều dự án, số vốn lớn để dừng nhưng tính thực chất ít.

Một số ý kiến cho rằng nghị quyết 11/NQ-CP mới ra được hơn một tháng nên chi tiêu công chưa giảm kịp? Vấn đề cần nhận thức là có nhóm lợi ích không muốn đầu tư công giảm?

Cắt giảm đầu tư công nếu tác động ngay đến chỉ số của tháng 4 thì đó hẳn là số liệu “ru ngủ”, “xào nấu”. Nhưng nếu tư duy theo kiểu “không kịp” thì mãi sẽ không kịp. Cũng cần nhận thức về nhóm lợi ích dù vô tư hay không vô tư. Ở đâu cũng thế, chi tiêu công luôn gắn liền với quyền lực. Tâm lý bản thân những người có quyền chi mấy ai muốn giảm. Nên nếu không có những quy định hết sức rõ ràng, minh bạch, việc cắt giảm chi tiêu dễ bị tập trung vào nhóm đối tượng yếu thế dù những dự án đó thật sự hiệu quả.

Quý 1-2011, vốn từ khu vực nhà nước vẫn tăng 15,2%, khu vực FDI chỉ tăng 3,8%. Điều này có cho thấy vốn nhà nước vẫn đang được bơm ra cho mục tiêu tăng trưởng?


Đúng thế. Khu vực tư nhân và có vốn đầu tư nước ngoài họ chỉ quan tâm đến lợi ích. Thấy khó khăn họ phải điều chỉnh, nó phản ánh tính nhạy cảm của giới kinh doanh về môi trường kinh tế là một chỉ báo tốt cho thị trường.

Tại VN chi tiêu khu vực nhà nước chiếm khoảng 45% đã nhiều năm. Câu chuyện là phải định hướng, hỗ trợ khu vực tư để họ có nguồn lực nâng mức đầu tư, giảm dần đầu tư khu vực nhà nước xuống. Hiện có nhiều tập đoàn thực hiện các dự án trọng điểm nhà nước thì toàn công ty con của họ làm, khu vực tư thật sự khó tiếp cận một cách bình đẳng. Nên vấn đề nghiêm trọng của việc duy trì đầu tư nhà nước lớn là nó tích tụ nguồn lực nuôi dưỡng một số doanh nghiệp chủ yếu sống nhờ quan hệ. VN nên tính toán giảm đầu tư công, chấp nhận tăng trưởng chậm lại trong một thời gian, nhưng sàng lọc được những doanh nghiệp không hiệu quả.

Năm 2008 Chính phủ đã quyết liệt cắt giảm đầu tư nhưng kết quả nhiều địa phương vẫn tăng trưởng trên 10%. Năm nay có nên có thái độ dứt khoát với những vị kiên quyết theo thành tích tăng trưởng này?


Đúng là có tâm lý tăng trưởng bằng mọi giá ở nhiều nơi tại VN. Nếu tăng trưởng mà không gây hậu quả xấu thì rất đáng khích lệ. Tuy nhiên, năm nay cần làm rõ xem việc tăng trưởng ở nơi nào đó có đi kèm tăng chi tiêu và đầu tư từ ngân sách, hay các biện pháp theo chiều rộng khác hay không. Và nên kiên quyết với kiểu chạy theo thành tích tăng trưởng bằng những hình thức quy kết trách nhiệm cụ thể.

Lạm phát 2011 đang tiến dần về mức cao năm 2008. Tuy nhiên, phải thấy rằng dư địa chống lạm phát cũng như sự thuận lợi của năm 2011 không còn được như 2008 nữa. Trước ngân sách chưa thâm hụt quá cao, doanh nghiệp vừa bị thắt chặt tín dụng, sức chịu đựng còn tốt, giá thế giới lúc đó đang có khuynh hướng giảm do suy thoái, niềm tin của người dân về việc vượt qua được khủng hoảng còn khá lạc quan...

Năm 2011 này việc chống lạm phát không thể duy trì lạc quan như 2008. Nếu muốn tránh kịch bản lạm phát cứ lặp đi lặp lại bao nhiêu năm nay, VN phải quyết tâm với những bài toán cơ bản, rất khó, ít cán bộ muốn làm như tái cơ cấu nền kinh tế theo hướng thu nhỏ khu vực kinh tế và doanh nghiệp nhà nước, tăng hiệu quả đầu tư và cắt giảm đầu tư công bằng cách nhà nước chỉ nên tập trung vào các lĩnh vực mang lại phúc lợi dân sinh như y tế, giáo dục, hạ tầng ở vùng sâu vùng xa...

Đồng thời, nên rút lui dần khỏi các hoạt động kinh doanh cụ thể, nhường chỗ cho doanh nghiệp tư nhân... Nếu chỉ dùng các biện pháp hành chính lạm phát có thể tạm lui, nhưng hết đợt này thì đợt khác lại đến, trong khi sức chịu đựng của doanh nghiệp, dân sinh là có hạn.

(Tuổi Trẻ News)

  • Doanh nghiệp vận tải đang 'ăn thịt chính mình'
  • Tập đoàn Mai Linh cắt giảm một loạt ngành nghề kinh doanh
  • Sếp Quốc Cường Gia Lai: “Thấy tài sản ra đi mà không cứu được”
  • Tribeco: Sập đủ bẫy, anh hùng thành 'phế nhân'
  • Chuyển nợ thành vốn góp: Lợi và hại !
  • Tổng giám đốc FPT Trương Đình Anh: Các dự án công tư hợp doanh là định hướng quan trọng
  • 'Người đạo diễn' thương vụ mua chuỗi khách sạn Victoria tại Việt Nam
  • Giá xăng lại sắp tăng?
  • Chọn phân khúc doanh nghiệp nhỏ và vừa
  • Làm thương hiệu kiểu… “nhà quê”
  • Doanh nghiệp Việt Nam cần quan tâm nhiều đến thương hiệu
  • Vì sao AES bán cổ phần “siêu” dự án điện?
  • Tổng giám đốc BAOVIET Bank: Phải “sống” mới chống được lạm phát
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao