Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Tái cấu trúc nền kinh tế : Cần kịch bản chi tiết

Trao đổi với Báo DĐDN bên hành lang kỳ họp thứ 6, Quốc hội khoá XII, bà Phạm Thị Loan - Chủ tịch HĐQT, TGĐ Tập đoàn Việt Á, đại biểu Quốc hội khoá XII cho rằng: Để đạt được các chỉ tiêu kinh tế trong năm 2010 và kế hoạch của các năm tiếp theo thì phải có kịch bản chi tiết tái cấu trúc lại nền kinh tế ngay từ bây giờ.

- Báo cáo của Chính phủ về tình hình kinh tế - xã hội năm 2009 cho rằng: Kinh tế đã thoát khỏi suy giảm và đạt tốc độ tăng trưởng khá, kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, lạm phát được kiềm chế. Là người trực tiếp tham gia các hoạt động kinh tế, bà đánh giá thế nào về báo cáo của Chính phủ tại kỳ họp lần này ?

Trong giai đoạn vừa qua Chính phủ đã nỗ lực rất nhiều để cùng với cộng đồng DN và toàn dân vực dậy nền kinh tế. Mặc dù đã đạt được kết quả ban đầu là giữ được sự ổn định, tăng trưởng đạt mức khá so với nhiều nước, nhưng không có nghĩa là chúng ta đã hoàn toàn vượt qua suy thoái kinh tế. Trên thực tế qua báo cáo của Chính phủ nhiều chỉ tiêu kinh tế vĩ mô chưa thật vững chắc, còn nhiều yếu tố tiềm ẩn bất ổn. Bội chi ngân sách vẫn ở mức cao nhiều năm trở lại đây và năm 2009 là 6,9% GDP. Nợ Chính phủ tăng cao, năm 2008 khoảng 36,5% GDP, năm 2009 ước lên đến 40% GDP, năm 2010 dự kiến khoảng 44% GDP. Cán cân thanh toán tổng thể thâm hụt 1,9 tỷ USD, dự trữ ngoại hối giảm, thị trường ngoại hối có biểu hiện căng thẳng về cung cầu ngoại tệ, gây sức ép lên tỷ giá. Tăng trưởng kinh tế vẫn theo quy mô chiều rộng, chất lượng tăng trưởng chưa cao. Dự báo năm 2009 có 7 chỉ tiêu không đạt kế hoạch: tổng kim ngạch xuất khẩu giảm 9,9%, tạo việc làm đạt 88,5% kế hoạch (kế hoạch 1,7 triệu người, ước đạt 1,51 triệu)...

Bên cạnh đó công tác quản lý xây dựng cơ bản và việc giải ngân các nguồn vốn đầu tư chậm vẫn là điểm hạn chế trong năm 2009. Vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước 9 tháng ước đạt 67%, trong đó vốn do địa phương quản lý mới đạt 63,5%, một số địa phương có kết quả giải ngân đạt thấp, có nơi mới đạt dưới 50%.... Khó khăn đối với các DN vẫn còn rất nhiều.

- Chính phủ dự kiến chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2010 khoảng 6,5%, mục tiêu này có khả thi không, thưa bà ?

 Bà Phạm Thị Loan:Đối với các gói giải pháp hỗ trợ ngắn hạn vào thời điểm này là không cần thiết.

Hiện nay kinh tế các nước đã phục hồi, những thị trường lớn như Nhật, Mỹ, Châu Âu... đã được cải thiện cùng với dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế quý IV năm 2009 đạt trên 6,5% thì tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2010 hoàn toàn có thể đạt được mục tiêu trên. Tuy nhiên đó mới chỉ là lượng, còn có thể đạt được mục tiêu tăng trưởng về chất hay không thì còn phụ thuộc rất nhiều vào các chính sách và khả năng điều hành của Chính phủ.

- Theo bà, trong những năm tới, để đạt được các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô đã đề ra, có cần đến gói “kích cầu” tiếp theo không cho các DN không ?

Tôi nghĩ đối với các gói giải pháp hỗ trợ ngắn hạn vào thời điểm này là không cần thiết nữa. Chính phủ cần sớm tập trung xây dựng một chương trình tổng thể, chi tiết cấu trúc lại nền kinh tế theo hướng nâng cao sức cạnh tranh, khắc phục những hạn chế, yếu kém của cơ cấu kinh tế, tạo bước khởi đầu vững chắc hơn cho việc xây dựng và triển khai Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2011-2015. Để làm được điều này cần sớm nghiên cứu, đánh giá một cách sâu sắc, toàn diện thực trạng kinh tế trên cơ sở phân tích lợi thế so sánh của nền kinh tế, đặt trong tiến trình hội nhập ngày một sâu rộng vào kinh tế toàn cầu để xây dựng phương án điều chỉnh tái cấu trúc nền kinh tế, trong đó cần quan tâm đến các vấn đề lớn như: lựa chọn mô hình tăng trưởng; định hướng xây dựng và phân bổ nguồn lực cho các vùng kinh tế trọng điểm, làm đầu tàu cho toàn bộ nền kinh tế; thứ tự ưu tiên phát triển ngành, lĩnh vực để vừa bảo đảm đầu tư tập trung, vừa phát huy tính tự chủ của nền kinh tế, vừa phát huy lợi thế so sánh của VN tạo ra một vị trí thích hợp khi tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu... tránh những chính sách theo chủ nghĩa bình quân.

Cần có những chính sách cụ thể đối với các DN thuộc lĩnh vực ưu tiên tiếp cận vốn dễ dàng hơn và  tạo điều kiện có nguồn ngoại tệ thuận lợi hơn. Chẳng hạn, theo báo cáo của Chính phủ nguồn ngoại tệ vẫn dư để điều tiết vĩ mô, nhưng trên thực hiện nay DN vẫn phải trả 400-500 điểm chênh lệch/USD điều này làm khó cho DN nhập khẩu. Chính sách ưu đãi nhưng phải đi sát với nhu cầu thực tế của từng DN.

- Xin cảm ơn bà!
 

Một số chỉ tiêu kinh tế của kế hoạch năm 2010: Tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng khoảng 6,5%; GDP theo giá thực tế khoảng 1.931 nghìn tỷ đồng, tương đương 106 tỷ USD, bình quân đầu người khoảng 1.200 USD; Tổng kim ngạch xuất khẩu tăng khoảng 6% so với năm 2009; Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội bằng khoảng 41% GDP; Tổng thu ngân sách nhà nước 456,4 nghìn tỷ đồng, tăng 16,8% so với ước thực hiện 2009; Tổng chi ngân sách nhà nước 581,9 nghìn tỷ đồng, tăng 9,2% so ước thực hiện năm 2009; Bội chi ngân sách nhà nước 125,5 nghìn tỷ đồng, bằng 6,5% GDP; Chỉ số tăng giá tiêu dùng khoảng 7%.

(Theo Phan Nam // Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Doanh nghiệp vận tải đang 'ăn thịt chính mình'
  • Tập đoàn Mai Linh cắt giảm một loạt ngành nghề kinh doanh
  • Sếp Quốc Cường Gia Lai: “Thấy tài sản ra đi mà không cứu được”
  • Tribeco: Sập đủ bẫy, anh hùng thành 'phế nhân'
  • Chuyển nợ thành vốn góp: Lợi và hại !
  • Nhiều doanh nghiệp đi bảo hiểm rủi ro tỷ giá, lãi suất
  • Bán cà phê dễ ẹc!
  • Tập trung nguồn lực phát triển dòng xe chủ đạo
  • 2G vẫn là "nồi cơm" của VinaPhone
  • “Thuốc VN cạnh tranh được về chất lượng”
  • Giám sát chặt để quản trị rủi ro hiệu quả
  • Các nhà đầu tư tin tưởng vào Việt Nam
  • "Cạnh tranh sẽ giúp nhà bán lẻ trong nước mạnh hơn!"
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao