Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Tín hiệu tốt đối với phần mềm phục vụ thị trường nội địa

Ông Phí Anh Tuấn
Phóng viên trao đổi với ông Phí Anh Tuấn, Phó chủ tịch Hội Tin học TP.HCM (HCA) về triển vọng phát triển của ngành công nghiệp phần mềm Việt Nam.
 
Ông đánh giá thế nào về cơ hội phát triển phần mềm Việt Nam trên 3 lĩnh vực: gia công, dịch vụ và phần mềm đóng gói tại thị trường nội địa?

Tại thị trường nội địa, công nghiệp phần mềm được dự báo tăng trưởng 26% trong năm 2010, đạt 321 triệu USD. Thực tế cho thấy, phần nhiều doanh nghiệp đã xem công nghệ thông tin là giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh. Đó là tín hiệu tích cực để xây dựng công nghiệp phần mềm phục vụ thị trường nội địa.

Do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế, gia công phần mềm xuất khẩu không tăng cao như các năm trước. Tuy nhiên, đây là lĩnh vực tiềm năng cần phải chú trọng đầu tư. Trong khi đó, lĩnh vực dịch vụ phần mềm còn rất nhiều tiềm năng, đặc biệt là phần mềm nhúng…

Mảng phần mềm đóng gói của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tăng trưởng khá cao. Ông đánh giá thế nào về phân khúc thị trường này?

Thực tế này xuất phát từ một số yếu tố. Trước hết, năng suất lao động và chất lượng phần mềm của doanh nghiệp Việt Nam đã cải thiện khá nhiều, làm giảm giá thành sản xuất phần mềm đóng gói của các doanh nghiệp nhỏ và vừa, nên dễ được người tiêu dùng chấp nhận.

Thứ hai, nhận thức của lãnh đạo doanh nghiệp về đầu tư phần mềm đã có nhiều thay đổi. Nếu như trước đây, doanh nghiệp không mấy quan tâm đến phần mềm tài chính - kế toán, thì nay, họ sẵn sàng đầu tư cho sản phẩm này.

Thứ ba, vấn đề sở hữu trí tuệ ngày càng được thực hiện và quản lý chặt chẽ hơn.

Theo tôi, mảng phần mềm đóng gói của các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam sẽ còn nhiều tiềm năng phát triển.

Còn về phân khúc phần mềm nhúng, thưa ông?

Cơ hội đối với phân khúc này đã xuất hiện từ 1 năm trước, khi các phần mềm nhúng được áp dụng nhiều đối với thiết bị di động tại Việt Nam. Theo tôi, lĩnh vực này còn tiềm năng trong 2 - 3 năm nữa. Để các doanh nghiệp tham gia nhiều vào lĩnh vực này, tôi nghĩ, cần chương trình tiếp thị và hỗ trợ cấp quốc gia, đặc biệt đối với khâu xây dựng thương hiệu và tiếp cận thị trường.

Theo ông, đâu là khó khăn cần khắc phục ngay để thúc đẩy phát triển phần mềm Việt Nam

Trở ngại lớn nhất với công nghiệp phần mềm Việt Nam hiện nay là chất lượng nguồn nhân lực đang có xu hướng đi xuống. Nếu như cách nay 2 năm, tôi rất yên tâm về chất lượng nguồn nhân lực, thì lúc này, tôi chưa thể tự tin khi đề cập vấn đề đó với đối tác nước ngoài.

Cần phải làm gì để thật sự có một ngành công nghiệp phần mềm mạnh, thưa ông?

Một quốc gia mạnh về công nghệ thông tin, theo tôi, cần có các doanh nghiệp phần mềm mạnh và tạo ra thị trường lành mạnh. Ở góc độ thị trường, Chính phủ cần chú trọng khuyến khích phát triển thị trường nội địa. Mảng thị trường công nghiệp nội dung số, thị trường cho doanh nghiệp nhỏ và vừa cần có hỗ trợ thật tốt để không bị rơi vào tay doanh nghiệp nước ngoài. Bên cạnh đó, cần chú trọng việc định giá phần mềm, đẩy mạnh thực thi bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ...

(Theo Bảo Minh // Báo đầu tư)

  • Doanh nghiệp vận tải đang 'ăn thịt chính mình'
  • Tập đoàn Mai Linh cắt giảm một loạt ngành nghề kinh doanh
  • Sếp Quốc Cường Gia Lai: “Thấy tài sản ra đi mà không cứu được”
  • Tribeco: Sập đủ bẫy, anh hùng thành 'phế nhân'
  • Chuyển nợ thành vốn góp: Lợi và hại !
  • Luxury: Thương hiệu tạo nên đẳng cấp
  • Giám đốc TRADOCO: Tư duy đúng sẽ tiến nhanh
  • Những đại dự án FDI vốn ảo: Chất lượng thấp do ganh đua, giật thành tích
  • Tăng viện phí: Cần lộ trình thích hợp
  • Khuyến khích DN Việt trồng rừng trong nước : Cần một cơ chế !
  • Tiếp thị KCN: Cần một cơ chế hỗ trợ tổng thể
  • Cảnh giác với kết quả kiểm toán “đẹp”
  • Tôi phải bảo vệ và phát triển “sản vật trời ban”
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao