Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Khuyến khích DN Việt trồng rừng trong nước : Cần một cơ chế !

Mới đây, việc Cty CP Tập đoàn gỗ Trường Thành lại chi thêm 30 triệu USD xây nhà máy chế biến gỗ, trồng 10.000 ha rừng làm chúng ta phải một lần nữa tiếc cho việc trồng rừng tại VN chưa thật sự được phát triển, trong điều kiện còn rất nhiều đất trống đồi trọc. Phải chăng DN chưa thật sự được tạo điều kiện để trồng rừng trong nước ?

PV đã trao đổi với ông Võ Trường Thành - Chủ tịch HĐQT Cty CP Tập đoàn gỗ Trường Thành xung quanh vấn đề này.

- Cảm nghĩ của ông thế nào khi bỏ ra nhiều triệu USD để trồng rừng ở nước ngoài ?

Chúng tôi đã hết sức cố gắng trồng rừng trong nước khi thuê được đất, và hiện đã có hơn 7.000 ha rừng trồng. Cty tôi cũng vừa đăng ký với tỉnh Đắk Lắk trồng 50.000 ha rừng trong 10 năm, với vốn đầu tư khoảng 20 triệu USD. Bản thân tôi và các cổ đông rất tiếc khi phải ra xứ người để trồng rừng, trong khi VN đang rất cần rừng. Nếu trồng rừng tại VN, cũng với số vốn  đó, Cty tôi có thể trồng được diện tích có thể gấp 2 lần do chi phí thấp hơn, thuận lợi hơn khi khai nguồn gốc gỗ, góp phần bảo vệ môi trường, tạo việc làm cho người lao động... Tuy nhiên, do không thuê được đất trong nước nên Cty buộc phải đầu tư trồng rừng ở nước ngoài. Năm 2005, Cty tôi đã trồng khoảng 5.000 ha rừng tại Uruguay.

- Đứng trên góc độ DN, so với trồng rừng trong nước thì trồng rừng ở nước ngoài DN bị thiệt thòi hơn như thế nào, thưa ông ?

Nếu trồng rừng ở nước ngoài thì tổng chi phí cao hơn khoảng 2 lần trồng rừng trong nước do phải chi thêm nhiều khoản như đi lại, ăn ở... Các khoản phí khác đều cao hơn trong nước như phí bảo vệ, công lao động... Ngoài ra là DN ra nước ngoài trồng rừng còn có nguy cơ cao về bất ổn chính trị, an ninh...

- Như vậy so với trồng rừng trong nước thì trồng rừng ở nước ngoài không chỉ DN giảm lợi nhuận, mà đất nước cũng thiệt thòi về kinh tế và môi trường. Nhưng vì lý do gì mà ông lại vẫn tiếp tục đầu tư thêm việc trồng rừng ở nước ngoài ?

Không chỉ riêng Cty tôi mà nhiều DN đã phải ra nước ngoài trồng rừng. Có một số DN nói lý do lớn nhất là trong nước không còn đất để trồng rừng, nhưng tôi biết VN còn khoảng 7 triệu ha đất trống đồi trọc cần được trồng rừng. Lý do chính buộc DN phải ra nước ngoài trồng rừng là khó tiếp cận thuê đất do đất quản lý kém, manh mún, tranh chấp, DN chưa thuận lợi, chưa được tạo điều kiện dễ dàng trồng rừng. Vì nhiều đất trống đồi trọc, đất rừng bị trồng hoa màu nên nhiều năm gần đây tại VN thường xảy ra lũ lụt, lũ quét gây thiệt hại nặng nề về người và của. Trong khi DN trong nước chưa được thuận lợi để trồng rừng thì theo báo cáo của Bộ NN-PTNT trình Quốc hội mới đây,  hiện có 10 tỉnh cho DN nước ngoài thuê đất trồng rừng với tổng diện tích 305.353,4 ha.

- Chính phủ đã ban hành Nghị định 147/CP khuyến khích trồng rừng trong nước. Theo ông, vì sao các DN trong nước vẫn đẩy mạnh việc đem tiền đi đầu tư ở nước ngoài ?

Nghị định 147/CP đã ban hành nhiều quy định, cơ chế hỗ trợ trồng rừng trong nước. Ví dụ: DN có thể thuê đất trồng rừng, nhưng thực tế là thủ tục thuê đất nhiêu khê và quá lâu. Chúng tôi là DN, phải kinh doanh thu lợi nhuận nên dù rất muốn trồng rừng trong nước nhưng để bảo đảm nguồn nguyên liệu cho sản xuất, Cty buộc phải trồng rừng ở nước  ngoài. Hiện Cty phải nhập khẩu 80% nguyên liệu. Năm 2009,  kim ngạch XK ngành gỗ tỉnh Bình Dương chiếm 50% doanh thu ngành gỗ cả nước, trong đó Cty tôi chiếm khoảng 1/13 kim ngạch ngành gỗ toàn tỉnh.

- Vậy theo ông, muốn thúc đẩy DN Việt trồng rừng trên đất Việt, cần những yếu tố nào ?

Điều đầu tiên mà các DN Việt cần là cơ chế, chính sách của Nhà nước ban hành phải phù hợp với điều kiện của DN trong nước. Phải khuyến khích họ thúc đẩy việc trồng rừng. Hiện đang diễn ra những nghịch lý cần quan tâm. Kế hoạch của VN đến năm 2015 phát triển 800.000 ha cao su, Tập đoàn công nghiệp cao su VN (VRG) đã phải sang Campuchia, Lào, Myanmar, Nam Phi, Mozambique... trồng cao su. Ở Campuchia, hiện VRG có khoảng 10.500 ha cao su, năm 2011 – 2012 sẽ trồng thêm 100.000 ha; và tại Lào, VRG đang có 30.000 ha. VRG cũng đang xúc tiến trồng 200.000 ha cao su ở Myanmar... Trong khi ở VN Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai đang chỉ có 6.000 ha cao su, thì lại đang có 25.000 ha cao su tại Lào, và đang đầu tư 73 triệu USD trồng 20.000 ha cao su tại Campuchia...

- Xin cảm ơn ông !

(Theo Khắc Dũng // Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Doanh nghiệp vận tải đang 'ăn thịt chính mình'
  • Tập đoàn Mai Linh cắt giảm một loạt ngành nghề kinh doanh
  • Sếp Quốc Cường Gia Lai: “Thấy tài sản ra đi mà không cứu được”
  • Tribeco: Sập đủ bẫy, anh hùng thành 'phế nhân'
  • Chuyển nợ thành vốn góp: Lợi và hại !
  • Tiếp thị KCN: Cần một cơ chế hỗ trợ tổng thể
  • Cảnh giác với kết quả kiểm toán “đẹp”
  • Tôi phải bảo vệ và phát triển “sản vật trời ban”
  • K+ phải chia sẻ bản quyền cho các đài khác
  • eSilicon đẩy mạnh đầu tư vào công nghệ bán dẫn
  • Không dễ thu hút đầu tư nước ngoài vào sản xuất điện
  • Dragonair : Đầu tư mạnh vào Việt Nam
  • Phát triển nguồn nhân lực quảng cáo : Giải pháp từ ARTI VN
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao