Ông Nguyễn Tuấn Khải |
Khảo sát của một số cơ quan chuyên môn cho thấy, sữa chua Ba Vì sau 45 ngày vẫn còn hơn 90% lượng men sống. Quy trình làm sữa chua Ba Vì của IDP là quy trình công nghệ lên men toàn phần. Theo đó, sữa được ủ 14 giờ lên men được 65%, sau đó lại tiếp tục ủ để lên men 100%. Trong khi đó, theo các quy trình thông thường, sữa chua chỉ được ủ lên men khoảng 2-3 giờ, nên lượng men sống trong sữa chua không cao. Với công nghệ lên men toàn phần, chất lượng sữa chua cũng tốt hơn, bởi quá trình lên men đã chuyển hóa thành đường đơn chất có tác dụng tốt cho tiêu hóa và có mùi thơm rất đặc trưng.
Một trong những yếu tố để tạo ra sản phẩm sữa chua ngon là nguyên liệu tốt. Sữa chua Ba Vì được làm chủ yếu từ sữa tươi Ba Vì và một phần sữa bột loại tốt của New Zealand. Do vậy, sữa chua Ba Vì có độ khô lên tới 25%. Khi sữa chua có độ khô càng lớn thì sẽ càng ngon. Có lẽ đó là lý do mà sản phẩm sữa chua Ba Vì đã được trao Giải thưởng Chất lượng vàng theo tiêu chuẩn châu Âu.
Vì sao IDP lại lựa chọn sữa Ba Vì để gắn tên cho các sản phẩm của mình, thưa ông?
Ngay từ khi bắt đầu kinh doanh (năm 2000), IDP đã nghĩ đến việc cần cung cấp cho trẻ em Việt Nam những sản phẩm sữa tươi từ chính quê hương mình, trong đó chọn sữa từ vùng nuôi bò sữa Ba Vì sẽ thuận lợi nhất. Và IDP đã theo đuổi mục đích đó trong suốt thời gian qua.
Đến năm 2008, dù việc làm ăn rơi vào khủng hoảng, nhưng tôi vẫn quyết định mang căn nhà cuối cùng đi thế chấp ngân hàng vay 30 tỷ đồng. Thời điểm ấy xảy ra sự cố sữa nhiễm Melamine, người nuôi bò sữa đang đứng trước nguy cơ phải đổ bỏ sữa, tôi đã quyết định mua hết sữa cho bà con. Từ đó, sữa tươi Ba Vì dần phục hồi và tôi chọn thương hiệu Ba Vì để phát triển Công ty. Đến nay, các sản phẩm sữa chua Ba Vì, sữa tươi Ba Vì đã trở nên quen thuộc với người tiêu dùng.
Ngoài việc thu mua sữa tươi, IDP còn hỗ trợ người nông dân phát triển đàn bò?
Công ty phát triển được phải nhờ vào đàn bò. Nhưng rất nhiều bà con muốn nuôi bò, hay mua thêm bò lại không có vốn. Công ty đã quyết định hỗ trợ 50% vốn cho bà con mua bò. Bà con không phải trả lãi mà chỉ trả vốn bằng sữa. Ngoài ra, Công ty còn đầu tư cho bà con bồn chứa sữa, máy vắt sữa và cử cán bộ đến từng nhà hướng dẫn bà con cách chăn nuôi bò.
Được biết, năm 2010, Công ty tiếp tục hỗ trợ vốn xây dựng 5 trang trại thí điểm cho nông dân nuôi 50 con bò sữa?
Đúng vậy. Với mô hình này, 5 năm nữa, sẽ xuất hiện nhiều trang trại 50 con bò và lượng sữa bò sẽ tăng lên nhiều. Công ty cũng tổ chức Trung tâm Đào tạo nghề nuôi bò và phát triển bò cho bà con nông dân. Mỗi khóa Trung tâm đào tạo 50 người và Công ty tài trợ chỗ ăn, nghỉ. Tôi nghĩ, đây là hình thức tri ân bà con chăn nuôi bò sữa cả năm bán sữa cho Công ty. Với khoản đầu tư 4-5 tỷ đồng mỗi năm này, chắc chắn đàn bò sữa Ba Vì sẽ phát triển mạnh.
(Theo Thu Hà // Báo đầu tư)
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com