Ông Nguyễn Thanh Giang |
Với nền tảng là Nhà máy ô tô tải Samsung mà Tổng công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp (VEAM) thắng thầu ở Hàn Quốc đầu năm 2004, nhưng phải mất 6 năm, VEAM mới đặt kế hoạch giới thiệu sản phẩm của mình trong quý I/2010.
Sản lượng của nhà máy ô tô VEAM Thanh Hóa đang “mở”. Làm hết công suất thì đạt sản
lượng 30.000 xe/ca/năm. Nếu làm 2 ca thì có thể đạt 50.000 xe/năm.
Không phải ngay lập tức có thể đạt ngay công suất thiết kế. Đó đây có ý kiến cho rằng, việc xây dựng nhà máy ô tô diễn ra quá lâu, nhưng chúng tôi phải đào tạo công nhân từ những người nông dân, sau đó lắp được 5 xe tải nhỏ/ngày, rồi lên đến 10 xe tải nhỏ và 2 tải xe lớn/ngày. Khi có đủ điều kiện Nhà máy sẽ đưa công suất 30.000 xe/năm.
Trên thị trường xe tải nhỏ hiện có nhiều nhà sản xuất tư nhân rất linh hoạt trong chính sách bán hàng, doanh nghiệp nhà nước (DNNN) như VEAM sẽ dựa vào lợi thế nào để cạnh tranh?
Chất lượng sản phẩm sẽ quyết định sức mạnh khi tham gia cạnh tranh và cho tới hôm nay, tôi có thể khẳng định chất lượng xe của VEAM so với các nhà sản xuất nội khác ở một đẳng cấp cao hơn, nên vững tin bán hàng.
“Các hãng khác…” ở đây được hiểu là những doanh nghiệp nào, bởi có những doanh nghiệp tư nhân đang đầu tư rất bài bản với công nghệ hiện đại cho sản xuất và đạt mức nội địa hóa cao dẫn tới có lượng xe bán tới cả chục nghìn chiếc/năm…?
Tôi không thể nói cụ thể.
Triển khai xây dựng với thời gian khá lâu, theo ông có bài học nào được rút ra từ việc đầu tư này qua dự án này không?
Bài học rút ra là, những người làm dự án sẽ rất vất vả trước một công chúng nóng vội, xã hội nhìn nhận vấn đề theo tin đồn và dù có khó đến mấy thì cũng phải đi tới đích. Tôi vẫn cho rằng, mình làm được một kỳ tích mà xã hội và nhiều người không hiểu ngay.
Tổng vốn đầu tư nhà máy này đến thời điểm này là bao nhiêu, thưa ông?
Dự án chưa quyết toán, nhưng không vượt qua con số 700 tỷ đồng.
Việc vận hành nhà máy VEAM Thanh Hóa tới thời điểm này gặp khó khăn gì không, thưa ông?
Bản chất của dây chuyền phụ thuộc vào sản lượng của nhà máy, không thể cắm điện là tất cả đều dùng. Khi lắp 10 xe/ngày thì việc sử dụng rô bốt là không cần thiết. Vì vậy có nhiều thứ cần có thời gian.
Với dung lượng thị trường chưa lớn như hiện nay, doanh nghiệp có lẽ nên đầu tư ở quy mô thích hợp và sau đó sẽ mở rộng khi thị trường lớn lên để tránh lãng phí?
VEAM mang trong mình một sứ mệnh không phải là người đi kiếm vài đồng tiền mà là xây dựng ngành công nghiệp ô tô của Việt Nam, nên không thể nói đến chuyện làm nhà máy ô tô cò con, lắp dăm ba chiếc để kiếm dăm ba đồng bạc lãi. Nên cách đi khác. Vả lại đây là thời cơ.
Phương châm này liệu còn đúng không, nếu VEAM đầu tư bằng vốn vay ngân hàng, như cách mà những doanh nghiệp ô tô trong nước khác đang phải làm, thay vì từ lợi nhuận được chia của các liên doanh ô tô mà VEAM có cổ phần như Honda Việt Nam hay Toyota Việt Nam?
Mỗi người có hoàn cảnh của mình và phải tận dụng hoàn cảnh. Nếu tôi có điều kiện khá giả thì không có lý gì lại phải đi con đường của người không có tiền bạc. Gần 700 tỷ đồng vốn đầu tư cho nhà máy không phải hoàn toàn là tiền được chia từ lợi nhuận có được từ các liên doanh sản xuất ô tô.
VEAM cũng nhắc tới mục tiêu xuất khẩu ô tô, vậy kế hoạch này thế nào?
Chúng tôi đang làm, nếu có người mua thì sẽ xuất khẩu
(Theo Thanh Hương // Báo đầu tư)
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com