Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

AG-Auto: chuyện dài về một thương hiệu

tinkinhte.com
Ông Trần Hùng Đoàn.
Không hơn một lần gặp mặt, nhưng khát vọng về gây dựng những thương hiệu Việt của người lao động Việt khiến câu chuyện với Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần AG-Auto qua email, qua điện thoại của chúng tôi luôn nóng và đầy cảm xúc.
 
Cơ hội để chúng tôi biết tới doanh nhân Việt kiều từ Ukraine này là địa chỉ và bức thư giới thiệu ngắn gọn từ Hội doanh nhân người Việt Nam ở nước ngoài theo đề nghị của baodautu.vn trước Hội nghị người Việt Nam ở nước ngoài toàn thế giới lần đầu tiên được tổ chức.

Ngay sau khi câu hỏi về các kế hoạch đầu tư trở về Việt Nam của các doanh nhân Việt kiều được gửi đi, câu chuyện về AG-Auto với nhiều thăng trầm của ông Đoàn bắt đầu. Dường như, thương hiệu AG-Auto mới chỉ là khởi đầu cho hàng loạt những kế hoạch đầu tư về nước của ông Đoàn.

Vạn sự khởi đầu nan

“AG-Auto được thành lập từ tháng 3/2008, khai trương vào tháng 6/2008. Lúc đầu chúng tôi có 5 người tham gia. Nhưng cuộc khủng khoảng tài chính toàn cầu bắt đầu nổ ra khiến kế hoạch đầu tư của nhiều người bị đảo lộn. Một mình tôi trụ lại”, ông Đoàn kể về sự có mặt không mấy suôn sẻ của AG-Auto tại Hà Nội.

“Một mình, cộng với sự hỗ trợ của người anh, một công ty cổ phần được thành lập. Khi đó, chúng tôi lên kế hoạch cho các hoạt động thương mại thuần tuý là nhập và bán xe nhập khẩu. Tuy nhiên, một lần nữa, dự tính lại thay đổi”, ông Đoàn nói.

Khoảng thời gian này, những thay đổi về chính sách thuế đối với mặt hàng ô tô nhập khẩu khá lớn và khá bất ngờ. Đúng trong tháng 3, khi AG-Auto được thành lập thì Quyết định tăng thuế nhập khẩu đối với mặt hàng ôtô mới nguyên chiếc dùng chở người, từ 60% lên 70% và thuế tuyệt đối của mặt hàng xe cũ của Bộ Tài chính được ban hành.

Tuy nhiên, cũng phải nói rằng, nếu như không có những cú shock chính sách này, có thể hiện giờ, hoạt động của Công ty cổ phần AG-Auto sẽ khác, và niềm đam mê tạo thương hiệu Việt cho người lao động Việt sẽ chưa có cơ hội trở thành hiện thực.

AG-Auto chuyển hướng sang mảng dịch vụ gồm sửa chữa, bảo hành, bảo dưỡng các dòng xe ô tô cao cấp tại Việt Nam, đặc biệt là các thương hiệu xe của Đức như Mecedess, Audi,  BMW…


Ông Đoàn trong chuyến khảo sát thị trường Đức

Ông Đoàn nhớ lại: “Quyết định này được đưa ra sau khi chúng tôi khảo sát các thương hiệu này tại Đức và thị trường Việt Nam. Đến bây giờ tôi vẫn mừng vì đã có quyết định đúng. Nhưng hơn một năm trước đây, tìm kiếm được những bàn tay thợ đủ để các chủ xe đắt giá trao sự tin tưởng thực sự khiến chúng tôi đau đầu. Khi đó, các kế hoạch làm việc xuyên múi giờ liên tục diễn ra khi tôi không thể bỏ bễ công việc ở Ukraine để về Việt Nam. Trong khi đó, anh tôi vì giúp tôi mà nghỉ việc ở cơ quan nhà nước, ra Hà Nội đảm đương vị trí quản lý đầy mới mẻ”.

Tự hào bàn tay người thợ Việt

Trong câu chuyện về thương hiệu Việt mà vị doanh nhân Việt kiều đang ấp ủ, dường như sự tài hoa của người lao động Việt Nam là chìa khoá cho khá nhiều những nút thắt trong hoạt động kinh doanh của ông Đoàn tại Việt Nam.

Trở lại với các dòng xe cao cấp, những thương hiệu nổi tiếng mà AG-Auto đã lựa chọn là đối tượng chính trong chiến lược kinh doanh của mình, ông Đoàn cho rằng, những thành công mà AG-Auto đạt được tại thị trường hiện tại phần lớn nhờ bàn tay những người thợ.

“Nếu không có họ, khó có được doanh nghiệp, có được thương hiệu mà tôi luôn ấp ủ. Tôi muốn kể nhiều về họ, về cách họ say mê với những chiếc xe không còn lành lặn, về cách họ biến những chiếc xe tưởng như khó có thể trở lại đường chạy trở nên nguyên vẹn khi về với chủ xe”, ông Đoàn nói.




Những người thợ đã biến những chiếc xe tưởng như khó
có thể trở lại đường chạy trở nên nguyên vẹn. Ảnh: Chí Cường

Tạo công ăn việc làm cho khoảng 50 người, không phải là quá lớn, nhưng không là nhỏ. Điều mà vị chủ tịch HĐQT từ xa nhắm tới đó là thu hút và đào tạo được đội ngũ công nhân lành nghề. Không ngại chi phí đầu tư công nghệ, không ngại chia sẻ các kế hoạch mở rộng công ty, và đặc biệt chi phí để mời các chuyên gia của các thương hiệu xe danh tiếng về Việt Nam để chia sẻ kinh nghiệm, truyền dạy kỹ thuật cho đội ngũ thợ lành nghề. “Chính họ mới là người sẽ quyết định các kế hoạch kinh doanh của tôi tại Việt Nam sẽ như thế nào”, ông Đoàn nói.

Kế hoạch về những doanh nghiệp nhỏ

Đây cũng chính là lý do mà ông Đoàn không lựa chọn những kế hoạch kinh doanh lớn. 25 xa quê, 25 lặn lộn kinh doanh trên đất khách đã chất chứa khá nhiều nỗi niềm trong các kế hoạch đầu tư về quê nhà của ông Đoàn.

“Tôi muốn thành lập nhiều doanh nghiệp nhỏ thôi, nhưng tạo việc làm cho nhiều người lao động. Họ có thể chưa được đào tạo để sẵn sàng trở thành những công nhân cổ cồn, nhưng họ cần lắm một công việc ổn định. Tôi muốn cùng với bạn bè, các đối tác của mình, và muốn kêu gọi hơn nữa các dòng vốn đầu tư từ các doanh nhân Việt kiều khác để cũng tạo dựng những doanh nghiệp nhỏ, những doanh nghiệp dành cho nhiều người lao động”, ông Đoàn tâm sự.


Những doanh nghiệp nhỏ dành cho nhiều người lao
động đang rất cần thêm sự đầu tư để lớn mạnh. Ảnh: Chí Cường.

Đặt kế hoạch phát triển Siêu thị ô tô thông minh trên diện tích 1.000m2 tại Hà Nội vào năm 2010, ông Đoàn đang kỳ vọng về những cơ hội lớn dần lên cho chính những người thợ đã khởi nghiệp cùng với ông, với thương hiệu AG-Auto của ông. Bởi lẽ, những bàn tay vàng sẽ khó có thể phát huy thế mạnh nếu thiếu sự hỗ trợ của công nghệ, sự hỗ trợ của quản lý chuyên nghiệp và sự tương thích với thời cuộc.

Ông Đoàn nói: “Tôi muốn công nhân của tôi sẽ có ngày đủ điều kiện là chủ nhân của những chiếc xe mà họ đang sửa. Điều đó có nghĩa là chúng tôi sẽ phải phát triển mạnh hơn. AG-Auto sẽ trở thành một tập đoàn. Hệ thống máy móc hiện đại công nghệ cao đòi hỏi những người lao động của chúng tôi phải chuyên nghiệp hơn, chuyên sâu hơn. Bàn tay Việt sẽ tạo nên chất lượng châu Âu”.

Trong lần trò chuyện trực tiếp duy nhất một ngày trước khi ông Đoàn trở lại Ukraine, những trăn trở về các kế hoạch kêu gọi, thu hút vốn đầu tư của các Việt kiều từ khắp thế giới về Việt Nam vẫn đầy ắp. Ông Đoàn khẳng định, dòng vốn này rất tiềm năng, và cơ hội ở Việt Nam rất lớn.

Nếu như dòng vốn này biết tụ hợp, biết cộng hưởng để đầu tư về Việt Nam, nếu như các chính sách thu hút đầu tư của Việt kiều về nước rõ ràng, minh bạch và đơn giản hơn, chắc chắn sự đóng góp của giới doanh nhân Việt kiều về Việt Nam sẽ còn nhiều hơn những con số đã công bố.

(Theo Khánh An // Báo đầu tư)

  • Indochina Airlines có thể “cất cánh” trở lại từ 20/1
  • Hệ thống đảm bảo chất lượng của Jetstar Pacific "có vấn đề"
  • Kinh tế 2010 nhìn từ doanh nghiệp (Phần 1)
  • AirAsia bắt tay với Jetstar
  • Thực hiện kế hoạch năm 2009- Nhiều doanh nghiệp về đích sớm
  • Cảng Nghệ tĩnh: Doanh thu 2009 tăng 8,35% so với 2008
  • Dệt may Hòa Thọ sau cổ phần hóa
  • DN cùng hải quan cải cách hành chính
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
Thanh Dũng Furniture - Nội thất Thanh Dũng

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao