Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Bơi trong giá điện

 Trong tình hình giá điện liên tục không ổn định, mỗi doanh nghiệp buộc phải tự tìm ra hướng “bơi” cho riêng mình.

Ngày 1.3.2011, giá điện bình quân sẽ tăng thêm 15,28%. Mức tăng này có thể khiến nhiều doanh nghiệp gặp khó, nhưng nhiều doanh nghiệp khác đã chủ động tìm cách ứng phó.

Chấp nhận sống chung

“Giá điện, than tăng là tất yếu và sẽ kéo theo giá xi-măng tăng. Đây là điều khó tránh khỏi. Bịt chỗ này, thả chỗ khác rất khó, dẫn đến méo mó”. Quan điểm này là của ông Trần Văn Huynh, Chủ tịch Hội Vật liệu Xây dựng, khi nói về tác động của giá điện đối với xi-măng, ngành hàng sử dụng nhiều điện trong sản xuất.

Ông Nguyễn Thế Cường, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Thạch Bàn, cũng cho rằng doanh nghiệp lúc này cần chủ động “sống chung với lũ”, giá đầu vào tăng thì phải tìm cách vượt lên khó khăn bởi không chỉ có giá điện mà còn cả sức ép của giá xăng dầu, việc tăng lương... Điện đang chiếm 10% chi phí sản xuất của Thạch Bàn. “Tăng nhiều doanh nghiệp cũng lo. Tôi dự đoán tăng thấp hơn khoảng 5-6%, nhưng tăng trên 15% thì doanh nghiệp lại phải có biện pháp ứng phó quyết liệt hơn”, ông Cường nói.

Chủ một doanh nghiệp thép lớn ở Bắc Ninh (không muốn nêu tên) thì cho rằng, đầu vào điện, xăng dầu tăng là khó tránh khỏi vì Nhà nước không có cách nào khác. Lúc này, doanh nghiệp phải sống dựa trên cái đương nhiên xảy ra, bởi nếu hãm lại, sẽ có lúc còn khó khăn hơn. Đó là chưa kể việc nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng đang tận dụng chính sách giá điện thấp để đầu tư tại Việt Nam, ảnh hưởng xấu đến nguồn tài nguyên năng lượng trong nước.

Theo khảo sát của NCĐT với một số doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc nhiều lĩnh vực như chế biến (gỗ, thực phẩm) thì doanh nghiệp đã có sự chuẩn bị về mặt tâm lý từ trước đối với việc điều chỉnh giá điện cũng như một số mặt hàng khác, dù kỳ vọng mức tăng khác nhau và mong chờ có điện ổn định để sản xuất.

Và tìm cách ứng phó

Tăng giá bán sản phẩm, tiết kiệm để giảm chi phí, đổi mới công nghệ đều là những giải pháp của doanh nghiệp nhằm ứng phó với sức ép của giá. Vấn đề là tùy từng doanh nghiệp đưa ra giải pháp hợp lý.

Ví dụ, thép là một ngành sử dụng rất nhiều điện, nhưng theo ông Phạm Chí Cường, Chủ tịch Hiệp hội Thép, doanh nghiệp không thể tăng giá mãi, vì giá cao hơn mặt bằng khu vực sẽ bị thép nhập khẩu chiếm thị phần trong nước. Để sản xuất 1 tấn thép, tiêu tốn từ 500-600 kWh điện. Chi phí điện bình quân chiếm khoảng 10% chi phí giá thành. Do vậy, biện pháp tốt nhất vẫn là đổi mới công nghệ, tiết giảm chi phí sản xuất.

Theo ông Đàm Xuân Hiệp, Tổng Thư ký Hội Điện lực, kết quả khảo sát của Hội cho thấy các lĩnh vực sử dụng nhiều điện như thép, xi-măng còn sử dụng nhiều công nghệ lạc hậu, đặc biệt rất nhiều lò thép thủ công đã qua sử dụng từ 20-30 năm, trong khi ý thức tiết kiệm điện của các tổ chức sản xuất này còn kém. Ông đã đề xuất 2 biện pháp cho ngắn hạn và dài hạn. Dài hạn là doanh nghiệp phải đổi mới công nghệ để tiết kiệm năng lượng, nâng cao năng suất, chất lượng, hạ giá thành. Còn trước mắt, doanh nghiệp bố trí sản xuất vào giờ thấp điểm để hưởng lợi từ giá điện thấp, thay đổi bộ phận thiết bị tiết giảm điện tối đa ở các khâu sản xuất.

Đối với các đơn vị sản xuất quy mô nhỏ như lò nấu thép thủ công mà ông Hiệp vừa nêu, việc thay đổi công nghệ vượt quá khả năng tài chính. Còn nếu duy trì máy móc cũ sẽ tiêu tốn điện cao gấp 2-3 lần so với bình quân của ngành, dẫn đến lãng phí điện. Tuy nhiên, nếu nghĩ đến tương lai thì phải có biện pháp buộc các đơn vị này thay đổi công nghệ.

“Các công nghệ ở Việt Nam hiện nay có sử dụng điện, có thể được thay thế một số bộ phận bằng thiết bị biến tần để tiết kiệm điện. Doanh nghiệp nhỏ có thể thay thiết bị này với chi phí hợp lý. Thay thế các thiết bị, đường dây quá cũ làm tiêu hao lượng lớn điện năng”, ông Hiệp gợi ý giải pháp cho doanh nghiệp nhỏ. Việc sử dụng máy biến tần trong các công nghệ, phục vụ các động cơ, sẽ tiết kiệm được nhiều điện năng. Nếu đầu tư máy biến tần cho một động cơ sơ cấp công suất 100 kW thì thời gian thu hồi vốn đầu tư cho một bộ biến tần là khoảng từ 3-6 tháng. Nghĩa là lâu nhất từ tháng thứ 7, doanh nghiệp sẽ tiết kiệm - giảm được chi phí.

Đối với các doanh nghiệp lớn, việc tiết kiệm điện đã được thực hiện tối đa qua nhiều năm nên sẽ không hiệu quả nếu chỉ thực hiện biện pháp tiết kiệm điện. Một doanh nghiệp sản xuất bia có thương hiệu lớn ở Huế cho biết, vì không thể tiết kiệm điện hơn nên họ đã thay thế công nghệ sử dụng 20 năm bằng công nghệ mới.

Khẳng định thêm hướng đi kinh tế này, ông Cường thuộc Công ty Thạch Bàn, nói doanh nghiệp của ông đã thay đổi công nghệ từ cách đây 2 năm. Đến thời điểm này, cùng một lượng điện và các đầu vào khác nhưng năng suất tăng lên 30%, phế liệu giảm 20%, chất lượng sản phẩm ổn định.

Một đề xuất khác từ Hiệp hội Vật liệu Xây dựng Việt Nam, được rút ra từ ngành xi-măng, đó là những ngành có sử dụng lò hơi, công suất lớn, có thể tận dụng nhiệt để sản xuất điện. “Các lò nung trong công nghệ sản xuất xi-măng có công suất 2.000 tấn/năm trở lên, có thể lắp hệ thống thu hồi nhiệt thừa từ ống khói lò nung để sản xuất điện phục vụ trở lại cho sản xuất, tiết kiệm được 20% điện. Đây là biện pháp vừa kinh tế vừa môi trường”, ông Huynh thuộc Hiệp hội Vật liệu Xây dựng nói thêm.

Tuy nhiên, trên thực tế hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp sử dụng lò nung công suất từ 1.000 tấn trở xuống, lại là công nghệ cũ nhập từ Trung Quốc, tiêu hao năng lượng nhiều hơn tới 15% so với những lò có công suất lớn hơn. Đây là điều đáng báo động trong bối cảnh đang thiếu điện.

Vấn đề trước mắt mà cả doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp nhỏ cần lưu ý là kế hoạch cung ứng điện của các địa phương. Điện sẽ thiếu hụt từ tháng 3 đến tháng 6, tăng dần từ 330 triệu kWh đến gần 540 triệu kWh. Cả mùa khô sẽ thiếu khoảng 1,78 tỉ kWh. Trong cuộc họp mới đây, Cục Điều tiết Điện lực đề xuất với Bộ Công Thương chỉ đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam làm việc với các địa phương để có kế hoạch cung ứng điện. Việc cắt giảm điện do địa phương tự quyết định và thực hiện trên mọi lĩnh vực. Riêng Hà Nội và TP.HCM sẽ được ưu tiên cấp điện.

(Nhịp cầu đầu tư)

  • Hàng không lo càng bay càng lỗ
  • Ra mắt dòng Netbook Toshiba NB500 hoàn toàn mới
  • Đầu tư trở lại cho Petro Vietnam: Đúng quy định, nhưng...
  • Viettel muốn nâng thị phần dịch vụ di động lên 48%
  • Doanh nghiệp đối diện khó khăn
  • Liên doanh sản xuất nhiên liệu sinh học từ dầu mè
  • Công ty Công nghiệp tàu thủy Dung Quất hạ thủy sà lan 15.000 tấn
  • Cải cách tiền lương trong DNNN: Không thể tách rời hiệu quả sản xuất
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
Thanh Dũng Furniture - Nội thất Thanh Dũng

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao