Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Hàng không lo càng bay càng lỗ

Cho đến thời điểm này, đã có 3 hãng hàng không đề xuất nâng trần giá vé máy bay nội địa, trong đó đề xuất mới nhất thuộc về hãng hàng không quốc gia Việt Nam (VNA). Trước đó, Jetstar Pacific Airlines(JPA) và Air Mekong (AM) cũng đã lên tiếng với với cơ quan chức năng. Mức kiến nghị được các hãng đưa ra là tăng từ 20 - 25%.

Một quan chức Cục Hàng không cho biết, năm 2010 lượng khách đi lại bằng đường hàng không tăng 20% so với năm 2009, tuy nhiên lợi nhuận của các hãng hàng không không đáng kể, thậm chí lỗ. Đây  là nguyên nhân khiến các hãng hàng không kiến nghị nâng trần giá vé máy bay nội địa.

“Không hãng nào chịu nổi”


Đối với anh cả trong ngành hàng không Việt Nam, VNA, trong năm qua đạt doanh thu tới hơn 36.000 tỷ đồng, song lợi nhuận thu về chỉ khiêm tốn ở 350 tỷ đồng. Tuy nhiên, nếu tính kỹ thì khoản lợi nhuận này được thu về là từ bay quốc tế và sự đóng góp của 20 công ty con, trong đó có công ty xăng dầu hàng không Việt Nam. Còn đường bay nội địa phải bù lỗ khoảng 30 triệu USD. Theo ông Phạm Ngọc Minh, Tổng Giám đốc VNA, mặc dù vận chuyển khách nội địa của hãng đạt 8 triệu lượt, vượt kế hoạch 12,6% và tăng 31,1% so với 2009, nhưng với 70% chi phí phải thanh toán bằng USD, khiến hãng bị lỗ.

Tình hình ở JPA cũng không khá hơn. Theo ông Lê Song Lai, Tổng Giám đốc JPA, doanh thu của JPA năm 2010 đạt 2.500 tỷ đồng, nhưng khoản lỗ cũng không hề nhỏ. Nguyên nhân dẫn đến những khoản lỗ của các hãng hàng không trong nước, ông Lai cho là tác động của tỷ giá và xăng dầu. VNA bị thiệt khoảng 1.000 tỷ đồng về tỷ giá trong năm 2010, JPA khoảng 160 tỷ đồng. Ngoài ra, xăng dầu tăng cũng ngốn của JPA khoảng 300 tỷ đồng. Với thực tế trên, cộng với việc khống chế giá trần, chắc chắn không hãng nào chịu nổi. Bởi vậy mà có hãng hàng không tư nhân đã rơi vào tình trạng khủng hoảng tài chính, như Indochina Airlines  phải “dừng bay” chỉ sau một năm khai thác. Thậm chí có hãng chưa cất cánh đã rơi vào nợ nần như Trãi Thiên hay VietJet. Với AM, hãng hàng không này mới cất cánh từ tháng 10.2010, mà giờ cũng lộ khó khăn, khi phải cắt nhiều đường bay so với dự tính ban đầu.

Theo một chuyên gia hàng không, với 70 - 80% chi phí đầu vào của ngành hàng không phải thanh toán bằng ngoại tệ, 50% chi phí cho xăng dầu, trong khi doanh thu nội địa được tính bằng tiền đồng theo mức giá trần bị khống chế, làm các hãng không thể cân đối thu chi. Trong bối cảnh giá USD và xăng dầu tăng cao như hiện nay, việc kinh doanh vận tải hàng không nội địa sẽ rơi vào tình trạng càng bay càng lỗ, không khuyến khích các hãng mới tham gia thị trường.

Nâng giá trần là hợp lý?

Theo tính toán, hiện chi phí một chuyến bay khứ hồi TP HCM - Hà Nội bằng máy bay Airbus A320 (180 ghế) khoảng 28.000 USD, tương đương 560 triệu đồng. Với hai chiều bay (360 ghế), chi phí cho mỗi ghế gần 1,55 triệu đồng. Với máy bay Boeing 737 (168 ghế), chi phí cho mỗi ghế  gần 1,65 triệu đồng. Những chi phí này được tính trong trường hợp hệ số ghế đạt 100%. Song thực tế, hiếm có hãng nào đạt hệ số sử dụng ghế lý tưởng này, mặc dù các chính sách kích cầu thường xuyên được tung ra. Với hãng có hệ số sử dụng ghế trên 85%, đồng thời chi phí được kiểm soát rất chặt chẽ như JPA, song với chi phí quá cao đã khó có lời. Còn VNA, dù là hãng hàng không truyền thống, song  hệ số ghế chỉ đạt 77,1% thì càng không mơ.

Chính vì khó khăn này mà các hãng hàng không đều cho rằng, việc nâng giá trần là cần thiết, vì giá trần vé máy bay nội địa được điều chỉnh cách đây đã hơn một năm,  không còn phù hợp với biến động mạnh của xăng dầu, ngoại tệ.

Theo đại diện của JPA, môi trường cạnh tranh là công cụ hiệu quả để khống chế giá. Hiện giá trần đang ở mức 2,03 triệu đồng/vé, song bình thường không có hãng nào bán tới giá đó. “Nâng giá trần không đồng nghĩa với việc giá vé sẽ tăng cao. Nâng giá trần chỉ có tác dụng khi thị trường có dấu hiệu cầu vượt cung. Khi ấy, các hãng có thể bù lỗ cho những chuyến bay lệch đầu và thuê thêm máy bay phục vụ hành khách”, ông Tạ Hữu Thanh, Phó tổng giám đốc JPA cho biết.

(Báo Đất Việt)

  • Ra mắt dòng Netbook Toshiba NB500 hoàn toàn mới
  • Đầu tư trở lại cho Petro Vietnam: Đúng quy định, nhưng...
  • Viettel muốn nâng thị phần dịch vụ di động lên 48%
  • Doanh nghiệp đối diện khó khăn
  • Liên doanh sản xuất nhiên liệu sinh học từ dầu mè
  • Công ty Công nghiệp tàu thủy Dung Quất hạ thủy sà lan 15.000 tấn
  • Cải cách tiền lương trong DNNN: Không thể tách rời hiệu quả sản xuất
  • Năm 2011 - Dấu mốc quan trọng của Tập đoàn IBM
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
Thanh Dũng Furniture - Nội thất Thanh Dũng

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao