Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Cần thay đổi cách hỗ trợ doanh nhân

Một giải pháp không kém phần quan trọng là tạo kênh và cơ chế cho doanh nhân có vai trò và tiếng nói quan trọng hơn trong việc tham gia các quyết sách của Nhà nước.

Một giải pháp không kém phần quan trọng là tạo kênh và cơ chế cho doanh nhân có vai trò và tiếng nói quan trọng hơn trong việc tham gia các quyết sách của Nhà nước.

Môi trường chính sách, đặc biệt là về những chính sách liên quan đến môi trường kinh doanh và tính minh bạch, hiệu lực và trong sạch của đội ngũ điều hành chính sách, còn nhiều rào cản, phức tạp, phiền hà, làm tăng chi phí là rào cản lớn đối với sự phát triển của đội ngũ doanh nhân. Chính vì thế, việc tạo dựng môi trường và các yếu tố bên ngoài thuận lợi cho phát triển doanh nhân là những đòi hỏi cấp bách. 

Cải thiện và tạo dựng môi trường chính sách, môi trường kinh doanh thuận lợi cho doanh nhân. Đây là nhóm giải pháp đặc biệt quan trọng, và đã có rất nhiều nghiên cứu và đề xuất đưa ra cho nhóm giải pháp này nhưng đến nay những lĩnh vực nổi cộm nhất và có ít chuyển biến nhất vẫn là những nội dung như:

Những thủ tục hành chính phiền hà, phức tạp, vừa tốn thời gian vừa tốn chi phí của DN, đặc biệt trong tiếp cận đất đai, cấp phép, gia nhập thị trường...  Ngoài ra, tham nhũng và chi phí không chính thức của đội ngũ cán bộ xây dựng và thi hành chính sách (đặc biệt trong những lĩnh vực nhạy cảm như đất đai, cấp phép, thuế, hải quan) cũng khiến DN gặp nhiều khó khăn trong kinh doanh. Đặc biệt, việc môi trường kinh doanh chưa bình đẳng (chính sách về tiếp cận đất đai, tiếp cận vốn, cạnh tranh, và độc quyền... thường tạo ưu thế cho DN nhà nước, DN lớn) hay việc thiếu quy hoạch tổng thể, quy hoạch không đồng bộ, không minh bạch dẫn tới không định hướng được, gây khó khăn cho DN.

Mặt khác, sự thiếu minh bạch, tham vấn ý kiến của các thành phần khác trong xã hội khi ban hành chính sách, thiếu nhất quán và tính hay thay đổi trong chính sách, dẫn tới chính sách không phù hợp, không có tác dụng, thậm chí gây khó khăn cho doanh nhân. Hơn nữa, hiện nay khung pháp lý chưa hoàn chỉnh trong một số lĩnh vực (cạnh tranh, bảo vệ người tiêu dùng, phá sản, giải quyết tranh chấp, lao động...) cũng là những vấn đề cần giải quyết nếu muốn đạt được mục tiêu tạo môi trường cho phát triển đội ngũ doanh nhân.

Dựa trên những phân tích trên, có thể thấy một trong những giải pháp khắc phục là việc phát triển hệ thống thông tin, công cụ và tư vấn hỗ trợ doanh nhân: Trong nhóm giải pháp này, vai trò của các hiệp hội, các tổ chức liên kết DN, các trung tâm hỗ trợ DN và doanh nhân rất quan trọng, nhưng có một vài nguyên tắc cần lưu ý thì mới có hiệu quả. Những hoạt động cụ thể của nhóm giải pháp này cần nhắm tới việc phải chuyên nghiệp hoá và xã hội hoá hoạt động của các tổ chức này (có đăng ký, điều lệ hoạt động chuyên nghiệp, năng lực của chủ tịch hội và ban điều hành, có sự tham gia của các thành phần ngoài nhà nước ngày càng lớn, không biến thành một tổ chức nửa nhà nước hoặc được sự bảo trợ, bao cấp của Nhà nước). Mặt khác, những hỗ trợ phải chuyển từ bao cấp, trợ cấp sang cung ứng dịch vụ, mặc dù không đặt nặng mục tiêu lợi nhuận, nhưng người được hỗ trợ phải trả chi phí cho dịch vụ hoặc thông tin thì mới bền vững và có hiệu quả.

Cụ thể hơn, việc hỗ trợ, thông tin phải chuyển từ mô hình “cầm tay chỉ việc”, cung cấp thông tin và công cụ “cứng” sang định hướng và cung cấp, hướng dẫn sử dụng các công cụ đó như thế nào (VD thay vì tổ chức khoá đào tạo tìm hiểu quy định pháp luật về kinh doanh ở thị trường Mỹ, mà thường thì những khoá đào tạo ngắn ngày như vậy chỉ mang tính “muối bỏ biển” không thể giải quyết triệt để vấn đề, thì chuyển sang định hướng cho DN khi vào thị trường Mỹ hay thị trường nước ngoài có những rủi ro tiềm ẩn nào và họ phải sử dụng những công cụ nào để tự bảo vệ bản thân khỏi các rủi ro – VD: sử dụng luật sư tư vấn pháp lý, đăng ký sở hữu trí tuệ, thuê tư vấn tìm hiểu thị trường, mua bảo hiểm...) hoặc xây dựng bộ công cụ, sổ tay, các trung tâm, diễn đàn, website tư vấn cho doanh nhân về những kỹ năng mềm như quản lý nhân sự, hoạch định chiến lược, quản lý tri thức, giải quyết khủng hoảng, nâng cao tính sáng tạo và đổi mới... thay vì chỉ tập trung vào các kiến thức cứng như hệ thống hỗ trợ hiện nay đang làm.

* Trích bài tham luận của Ths Đỗ Hồng Hạnh tại Diễn đàn "Doanh nhân VN trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế" do VCCI phối hợp với báo Nhân dân tổ chức. Tít bài do TS đặt.

Một trong những vấn đề khá quan trong là: Ở nước ta hiện nay chưa có một hệ thống hỗ trợ, tư vấn, định hướng cho doanh nhân khi họ lâm vào khủng hoảng, khó khăn (tựa như hệ thống “bệnh viện” để chữa bệnh cho người ốm). VD ở Singapore họ có những hệ thống trung tâm, hiệp hội tư vấn cho doanh nhân khi họ bị phá sản, thất nghiệp, vỡ nợ để làm thế nào giải quyết, vượt qua khủng hoảng, định hướng chuyển đổi nghề nghiệp mới như thế nào, đào tạo lại các kiến thức và kỹ năng mới, kể cả kỹ năng pháng vấn, đi xin việc như thế nào, để thích ứng với công việc mới hoặc khi họ muốn tìm một công việc tốt hơn thì phải hoàn thiện, cải thiện bản thân như thế nào...

Một giải pháp cũng không kém phần quan trọng là việc tạo kênh và cơ chế cho doanh nhân có vai trò và tiếng nói quan trọng hơn không chỉ trong đời sống kinh tế mà cả trong đời sống chính trị xã hội của đất nước, tham gia các quyết sách lớn của Nhà nước, cụ thể là:

+ Tăng cường sự tham gia và đóng góp của tầng lớp doanh nhân trong các cơ quan dân cử, các tổ chức chính trị xã hội, xã hội nghề nghiệp.

+ Tạo kênh đối thoại thường xuyên, trực tiếp, có tổ chức về chính sách, đặc biệt chính sách liên quan đến môi trường kinh doanh, giữa doanh nhân và các cơ quan ban hành và thực hiện chính sách cũng như các cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng và Nhà nước, ví dụ mô hình Hội đồng Kinh doanh (Năng lực cạnh tranh) quốc gia ở nhiều nước do tập hợp các hiệp hội DN đại diện hợp thành, thành một tổ chức chính thống, duy trì đối thoại và tham vấn chính sách thường xuyên với Chính phủ.

+ Không chỉ đối thoại và tham vấn chính sách, mà còn cần thiết lập sự minh bạch, cơ chế phản hồi và chịu trách nhiệm giải trình về việc tiếp thu ý kiến của DN và phản hồi ý kiến như thế nào trong các cơ quan ban hành và thực hiện chính sách, không chỉ là vấn đề khuyến khích mà là trách nhiệm phải tiếp thu ý kiến và giải trình việc tiếp thu ý kiến của các cơ quan công quyền; biến quy trình lấy ý kiến và tham vấn thành một quy trình bắt buộc trong việc xây dựng pháp luật và chính sách.

 

(Theo ThS Đỗ Hồng Hạnh Viện chiến lược cạnh tranh Châu Á // Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Doanh nghiệp cần được hỗ trợ thông tin
  • Nâng cao trình độ, kỹ năng đội ngũ doanh nhân VN
  • Chuyện học của doanh nhân
  • BHP và Rio Tinto sáp nhập khiến các nước quan ngại
  • ADC sản xuất gạo sạch tiêu chuẩn Globalgap
  • Indochina Airlines xin phép bay trở lại
  • Đức từ chối viện trợ, GM tiếp tục “gom tiền” cho Opel
  • Nhà mạng ép nhà cung cấp dịch vụ nội dung?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
Thanh Dũng Furniture - Nội thất Thanh Dũng

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao