Tuy nhiên, ở VN, chi phí quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại... có thể được tính giảm trừ không vượt quá 9,09% tổng số chi phí được trừ của DN khi tính thuế TN DN.
Khống chế chi phí chi hoa hồng
Trong khi tính trừ chi phí quảng cáo để tính thuế thu nhập DN ở VN, các chi phí quảng cáo được chia thành 2 nhóm:
Nhóm bị khống chế, gồm: các khoản chi quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, hoa hồng môi giới; tiếp tân, khánh tiết, hội nghị; hỗ trợ tiếp thị, chi hỗ trợ chi phí, chiết khấu thanh toán; báo biếu, báo tặng của cơ quan báo chí. Mức khống chế cụ thể là không quá 9,09% tổng chi phí được trừ của DN; riêng các DN mới thành lập trong 3 năm đầu thì phần chi của nhóm I bị khống chế không quá 13,04% tổng chi phí được trừ của DN (do Thông tư 130 quy định nhóm I được tính trừ không quá 15% tổng số chi được trừ không bao gồm trị giá khoản chi của nhóm I với DN mới thành lập trong 3 năm đầu).
Nhóm không bị khống chế, gồm: Hoa hồng môi giới bảo hiểm theo quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm; Hoa hồng trả cho các đại lý bán hàng đúng giá; Các khoản chi phát sinh trong nước hoặc ngoài nước (nếu có) gồm: Chi phí nghiên cứu thị trường: Thăm dò, khảo sát, phỏng vấn, thu thập, phân tích và đánh giá thông tin; Chi phí phát triển và hỗ trợ nghiên cứu thị trường; Chi phí thuê tư vấn thực hiện công việc nghiên cứu, phát triển và hỗ trợ nghiên cứu thị trường; Chi phí trưng bày, giới thiệu sản phẩm và tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại: Chi phí mở phòng hoặc gian hàng trưng bày, giới thiệu sản phẩm; Chi phí thuê không gian để trưng bày, giới thiệu sản phẩm; Chi phí vật liệu, công cụ hỗ trợ trưng bày, giới thiệu sản phẩm; Chi phí vận chuyển sản phẩm trưng bày, giới thiệu.
Những điểm cần lưu ý
Trong thời gian tới, việc điều chỉnh tính giảm trừ chi phí quảng cáo cho DN cần chú ý một số điểm nhấn sau:
Thứ nhất, cần đảm bảo tính công bằng và hiệu quả quản lý nhà nước theo từng mục tiêu và giai đoạn cụ thể.
Về nguyên tắc, không nên khống chế trần chi phí quảng cáo được tính trừ khi tính thuế thu nhập DN, nhưng có thể xác lập nguyên tắc mềm, theo đó các DN chỉ được tính giảm trừ 50% tổng chi phí quảng cáo phát sinh, không căn cứ vào tổng số chi phí tính thuế thu nhập DN được tính trừ; Hoặc có thể cho phép DN được tính giảm trừ 15-20% tổng doanh số bán hàng của năm đó. Phần chi phí thực chi vượt trội có thể được chuyển tính vào năm tiếp theo.
Thứ hai, cần khuyến khích tính minh bạch kinh doanh của DN.
Nhà nước cần dùng mức tính trừ chi phí quảng cáo để khuyến khích sự minh bạch kinh doanh của DN. Theo đó, một mặt, những chi phí không công khai, không đúng mục đích quảng cáo sẽ không được coi là chi phí hợp lệ và không được tính trừ. Mặt khác, cho phép tăng mức khấu trừ một số khoản chi hợp lệ, như: các khoản chi marketing, triển lãm hay xúc tiến thương mại ra nước ngoài được phê duyệt); quà tặng các tổ chức công và nhà nước, các cơ sở, sự kiện và chương trình của tổ chức công; những đối tượng thụ hưởng được cấp phép và đối tượng chính sách khác...
Thứ ba, cần tính giảm trừ chi phí quảng cáo tránh cào bằng, mà theo tính chất từng nhóm ngành và tính thời gian của quảng cáo.
Theo tinh thần này, nên phân biệt mức giảm trừ tính quảng cáo trong thu nhập tính thuế theo tính chất ngành của DN. Cụ thể: nên phân biệt giảm trừ nhiều hơn chi phí quảng cáo cho sản phẩm những ngành dịch vụ, so với những ngành sản xuất; phân biệt giảm trừ chi phí quảng cáo nhiều hơn cho những sản phẩm có tính thời vụ, vòng đời ngắn hạn so với những sản phẩm ổn định và có vòng đời dài hạn hơn. Đồng thời, cần giảm trừ chi phí quảng cáo nhiều hơn cho các sản phẩm mới và Cty mới tham gia thị trường...
Thứ tư, cần tính giảm trừ chi phí quảng cáo theo mục tiêu sử dụng sản phẩm.
(Theo Diễn đàn doanh nghiệp)
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com