Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Hai "ông lớn" VNPT và Viettel cùng đạt doanh thu 120.000 tỷ đồng?

Cho dù nền kinh tế vẫn tiếp tục suy thoái, nhưng hai "quả đấm thép" là VNPT và Viettel đều đạt kết quả doanh thu khá ấn tượng ở mức khoảng 120.000 tỷ đồng.

Cả hai cùng hướng đến mục tiêu 130.000 tỷ đồng

Kết thúc năm 2010, VNPT cũng đã “thở phào” khi doanh nghiệp này tuyên bố cán đích con số doanh thu khoảng 101.569 tỷ đồng. Con số này được đánh giá là thành công lớn đối với VNPT khi mà “át chủ bài” của doanh nghiệp này là dịch vụ di động luôn trong cảnh liên tục chạy đua khuyến mãi, giảm cước. Trong khi VNPT cán đích con số doanh thu đạt trên 100.000 tỷ đồng thì Viettel mới đạt doanh thu trên 90.000 tỷ đồng. Đầu năm 2011, Viettel đặt mục tiêu sơ bộ sẽ đạt doanh thu trong năm 2011 ở mức gần 110.000 tỷ đồng. Sau đó, Viettel đã đưa ra kế hoạch tăng trưởng ở mức mạnh mẽ và đột phá hơn với chỉ tiêu doanh thu khoảng 130.000 tỷ đồng. Trong khi đó, VNPT đưa ra mục tiêu doanh thu trong năm 2011 khoảng trên 120.000 tỷ đồng. Sau đó, VNPT cũng đã điều chỉnh mục tiêu doanh thu ban đầu trong năm 2011 từ 120.000 tỷ đồng lên 130.000 tỷ đồng.

 

Như vậy, năm 2011, Viettel và VNPT sẽ có mục tiêu doanh thu giống nhau. Tuy mục tiêu về doanh thu giống nhau, nhưng mục tiêu về lợi nhuận giữa VNPT và Viettel lại khác biệt. VNPT đặt ra mục tiêu lợi nhuận là 11.800 tỷ đồng, còn Viettel đưa ra con số lợi nhuận là 17.106 tỷ đồng (với mục tiêu ban đầu đạt 109.000 tỷ đồng doanh thu). Như vậy, nếu tất cả các mục tiêu của VNPT và Viettel thành công thì năm 2011 VNPT và Viettel có con số doanh thu ngang ngửa nhau, nhưng Viettel lại vượt VNPT về lợi nhuận. Trong khi đó, lợi nhuận mới là yếu tố quan trọng nhất của doanh nghiệp.

Cho dù cả VNPT và Viettel đều đề cập đến những con số về doanh thu nhưng thực tế những con số này lại không mang nhiều ý nghĩa bởi họ có nhiều mục tiêu theo đuổi khác. Dẫu sao cuộc đua này cũng là động lực tốt để cả hai “đại gia” viễn thông phát triển mạnh hơn. Một điều không thể phủ nhận được là con số doanh thu dù ở góc độ nào đó cũng là hình ảnh sức mạnh của doanh nghiệp, trong khi lợi nhuận mới là vấn đề sống còn của doanh nghiệp. Một chuyên gia trong lĩnh vực viễn thông cho rằng, câu chuyện về cách tính con số doanh thu của các doanh nghiệp nhà nước là câu chuyện dài và khá kỳ bí. Một lãnh đạo doanh nghiệp viễn thông nhà nước thừa nhận rằng, những “chiêu” tính toán doanh thu khiến người cầm lái doanh nghiệp như những hoạ sĩ để đưa số liệu trở nên lung linh ngời sáng.

Cả VNPT và Viettel chưa tiết lộ lợi nhuận

Năm 2010, VNPT công bố lợi nhuận của tập đoàn này là 11.200 tỷ đồng (trước thuế). Trong khi đó con số lợi nhuận của Viettel là 10.687 tỷ đồng (sau thuế). Như vậy, doanh thu năm 2010 của VNPT cao hơn Viettel, nhưng lợi nhuận lại thấp hơn. Cho đến thời điểm này, cả VNPT và Viettel đều chưa công bố con số lợi nhuận của mình. Thế nhưng, các chuyên gia cho rằng hiện Viettel đang có doanh thu tương đương với VNPT năm 2011. Trong khi đó, Viettel đang có lợi thế về quy mô trong lĩnh vực di động - đều là “át chủ bài” của hai tập đoàn này. Hơn nữa, Viettel lại đang có lợi thế về năng suất lao động so với VNPT. Vì vậy, khả năng Viettel sẽ có mức lợi nhuận lớn hơn nhiều so với VNPT.

Theo con số báo cáo năm 2011, Viettel nộp ngân sách Nhà nước khoảng 9.453 tỷ đồng. Trong khi đó, VNPT nộp ngân sách nhà nước khoảng 6.847 tỷ đồng, bằng 78,44% năm 2010. Như vậy, Viettel đã vượt qua VNPT để trở thành doanh nghiệp viễn thông nộp ngân sách lớn nhất hiện nay.

Cả hai cùng có doanh thu bằng nhau?

Theo báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh năm 2011 của VNPT gửi Bộ TT&TT, cho dù điều kiện nền kinh tế khó khăn, cạnh tranh diễn ra gay gắt, song Tập đoàn đã nỗ lực phấn đấu thực hiện tốt kế hoạch sản xuất kinh doanh, trong đó tổng doanh thu của VNPT ước đạt 117,275 tỷ đồng, tăng 22,86% so với năm 2010. Tuy nhiên, một nguồn tin từ VNPT cho hay tập đoàn này đã cán đích con số 120.000 tỷ đồng. Như vậy, VNPT đã đạt mức doanh thu đúng như kế hoạch lần đầu tiên chưa điều chỉnh tăng lên.

Viettel cũng gửi báo cáo lên Bộ TT&TT đưa ra con số doanh thu tương tự như con số của VNPT. Theo đó, doanh thu ước thực hiện được của Viettel là 116,012 tỷ đồng. Tuy nhiên, để có con số chính thức của Viettel cần phải chờ đến Hội nghị quân chính của doanh nghiệp này sẽ công bố. Thế nhưng, nhiều khả năng con số Viettel công bố sẽ không có sự khác biệt nhiều so với con số ước thực hiện mà tập đoàn này báo cáo lên Bộ TT&TT.

Cho dù cả VNPT và Viettel đều chưa thể cán đích con số 130.000 tỷ đồng mà cả hai tập đoàn này mong muốn, nhưng con số doanh thu 120.000 tỷ đồng cũng rất ấn tượng trong điều kiện nền kinh tế đang suy thoái như hiện nay.

Trong phát biểu mới đây, Thứ trưởng Bộ TT&TT Lê Nam Thắng cho biết, Chính phủ đã đánh giá cao các doanh nghiệp viễn thông. Cho dù nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, nhưng doanh nghiệp viễn thông vẫn tăng trưởng tốt, doanh thu cao và nộp ngân sách lớn.

Việt Nam có 12,8 triệu thuê bao 3G

Bộ TT&TT cho biết, hiện tổng số thuê bao 3G của các mạng di động đạt 12,8 triệu thuê bao. Sau 3 năm triển khai xây dựng cơ sở hạ tầng mạng thông tin di động 3G, tổng số trạm thu phát sóng 3G của các doanh nghiệp đã triển khai trên phạm vi toàn quốc cơ bản hoàn thành và vượt chỉ tiêu cam kết với 33.700 trạm BTS, vùng phủ sóng 3G theo dân số và theo diện tích lãnh thổ của các doanh nghiệp trung bình đạt 91,5%. Các mạng di động đã sử dụng lại 100% hạ tầng trạm thu phát sóng 2G có sẵn để triển khai trạm thu phát sóng 3G. Trong đó, Viettel đang là mạng di động có vùng phủ 3G lớn nhất.

Bộ TT&TT cho biết, hết năm 2011, tổng số thuê bao điện thoại được đăng ký và đang hoạt động trên toàn mạng hiện có là 130,5 triệu, trong đó di động chiếm 90,4%. Toàn quốc có trên 31 triệu người sử dụng Internet, đạt mật độ 35%. Tổng số thuê bao băng rộng đạt 9 triệu thuê bao, đạt mật độ 10,2%. Hạ tầng mạng lưới viễn thông, Internet của Việt Nam tiếp tục được đầu tư phát triển mạnh mẽ về hệ thống mạng cáp quang và trạm thu phát sóng thông tin di động.

(Theo ICTNews)

 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
Thanh Dũng Furniture - Nội thất Thanh Dũng

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao