Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Cựu Bộ trưởng Trương Đình Tuyển "vạch mưu" cho doanh nghiệp tự giải cứu

Nguyên Bộ trưởng Thương mại Trương Đình Tuyển đưa ra giải pháp cho các DN là cần lấy trọng tâm là những lĩnh vực, mặt hàng mà khả năng xoay vòng vốn nhanh nhất, dễ thâm nhập thị trường nhất.

Ông Trương Đình Tuyển, Nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại, chuyên gia tư vấn chính sách cho Chính phủ nhận xét, năm 2012, những khó khăn nền kinh tế Việt Nam phải đối mặt, lạm phát sẽ ở mức 8%, trong đó quý 1/2012 lạm phát đạt ở mức 2,55%.

Theo ông Trương Đình Tuyển, kinh tế VN năm 2012 đặt ra mục tiêu tăng trưởng 6%, trong khi quý 1 chúng ta chỉ đạt tăng trưởng 4% (so với quý 1/2011 là 5,2%). Theo đánh giá của tôi là rất khó thực hiện mục tiêu tăng đã đề ra…

Có một số lý do, kinh tế thế giới đã suy giảm mạnh so với năm ngoái, nhu cầu nội địa yếu do hậu quả thắt chặt tín dụng tiền tệ vì vậy rất khó thực hiện được mục tiêu tăng trưởng đã đề ra. Dự báo, kinh tế VN chỉ tăng trưởng dưới mức 5%, nếu trong thời gian tới Chính phủ có những động thái tích cực.

Tuy nhiên, không nên vì thắt chặt tín dụng như vậy sẽ gây khó khăn cho các DN và chúng ta phải có chính sách hỗ trợ tăng trưởng cho các DN thì mức tăng trưởng mới đạt được. Dự báo, năm nay khả năng lạm phát sẽ ở mức 8%, vì lịch sử đã minh chứng sau khi chúng ta thắt chặt tín dụng, tiền tệ thì năm sau bao giờ tăng trưởng và lạm phát cũng giảm, theo logic là vậy. Bên cạnh đó, khủng hoảng dầu mỏ ở Iran, lộ trình và điều chỉnh giá xăng dầu, điện đều tăng…

Các mặt hàng xuất khẩu của VN dự báo tăng 13%, đạt 24,8 tỷ USD do khó khăn kinh tế thế giới tăng trưởng chậm, nhu cầu yếu. Tổng mức bán lẻ quý 1/2012 chỉ tăng 5% do nhu cầu nội địa yếu.

Năm 2012, Chính phủ cũng chủ trương giảm mức huy động từ ngân sách để nuôi dưỡng nguồn thu, tăng sức đầu tư từ khu vực dân doanh. Theo đó, sẽ ban hành chính sách giảm, giãn thuế cho các doanh nghiệp như thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế xuất khẩu...

Tuy nhiên, chúng ta khó đạt mức tăng trưởng GDP 6% trong năm 2012 nếu vẫn giữ mô hình tăng trưởng như hiện nay là dựa vào vốn, tài nguyên và khu vực doanh nghiệp Nhà nước. Các chính sách sẽ phải chuyển dòng vốn đầu tư từ ngân sách và vào các doanh nghiệp Nhà nước sang khu vực doanh nghiệp dân doanh...

Ông Trương Đình Tuyển `vạch mưu` cho DN tự giải cứu

Tái cơ cấu DN là vấn đề thiết yếu hiện nay

Trước mắt, doanh nghiệp phải đánh giá lại chiến lược kinh doanh gắn với sự di chuyển dòng tiền, vốn tín dụng. Mặt bằng lãi suất huy động khoảng 12%/năm, chênh lệch giữa kỳ vọng lạm phát và lãi suất huy động 2% là hợp lý...

DN và Ngân hàng ngồi lại với nhau giải quyết thanh khoản gắn với xử lý nợ xấu; tập trung xử lý mối quan hệ giữa thanh khoản và lạm phát, thực hiện tái cấu trúc thị trường tài chính, trong tâm là hệ thông ngân hàng thương mại. Ngay khi thanh khoản cơ bản đã được giải quyết chuyển sang xử lý mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng. Phương châm kiềm chế lạm phát - hỗ trợ tăng trưởng…

Ông Tuyển đưa ra giải pháp cho các DN là cần lấy trọng tâm là những lĩnh vực, mặt hàng mà khả năng xoay vòng vốn nhanh nhất, dễ thâm nhập thị trường nhất. Cụ thể như những doanh nghiệp xuất khẩu có thể thúc đẩy những mặt hàng đang có thế mạnh như nông sản, thủy sản, giày dép, may mặc... cần tăng cường khai thác thị trường nông thôn.

Ngoài ra, giải pháp tái cơ cấu doanh nghiệp, phân bổ nguồn lực theo cơ chế thị trường. Tái cơ cấu là quá trình diễn ra tương đối liên tục dưới sự tác động của thay đổi của thị trường, chi phí sản xuất trong từng và chuyển dịch cơ cấu cạnh tranh trong từng DN.

Mỗi DN phải chủ động tái cơ cấu chính mình và sẽ thúc đẩy, tạo cơ hội và cũng là sức ép cơ cấu các DN nói chung như chiến lược thị trường, chiến lược sản phẩm, danh mục đầu tư, công nghệ sản xuất và công nghệ quản lý, cấu trúc tổ chức... nhằm tạo ra sức cạnh tranh mới.

DN tái cơ cấu theo các ngành sản xuất công nghiệp như chuyển một ngành công nghiệp gia công, lắp ráp sang phát triển các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo. Tham gia vào các công đoạn có giá trị gia tăng cao trong mạng sản xuất và chuỗi cung ứng khu vực…

Tuy nhiên, theo ông Tuyển tái cấu trúc DN là một quá trình lột xác khó tránh khỏi đau đớn, như lãi suất đã hạ nhưng chưa thể vay ngay được, mất nhiều chi phí, nhiều DN có thể bị loại ra khỏi cuộc chơi...

Theo Infonet

  • Tập đoàn Than bị hạ triển vọng tín nhiệm vì lãi vay cao
  • Đại gia ngoại quyết liệt thâu tóm thương hiệu Việt
  • DN vận tải Hải Phòng kêu khổ vì quỹ bảo trì
  • Doanh nhân: Thăng đấy - trầm ngay đấy!
  • Khủng hoảng: Doanh nhân rủ nhau đi học, đi chơi
  • Đại gia Doji trở thành chủ tịch HĐQT TienPhong Bank
  • Doanh nghiệp 'chết' hàng loạt, ngân hàng 'sống khỏe'
  • Ẩn số 'bức tử' doanh nghiệp
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
Thanh Dũng Furniture - Nội thất Thanh Dũng

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao