Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

DN vận tải Hải Phòng kêu khổ vì quỹ bảo trì

Dù phải đến 1/6, Quỹ bảo trì đường bô mới chính thức vận hành nhưng ngay từ thời điểm này, nhiều DN vận tải Hải Phòng đã “sợ” vì biết trước sẽ thua lỗ.

Các DN vận tải Hải Phòng cho rằng nếu thu phí đúng theo dự thảo hướng dẫn của Bộ GTVT, việc kinh doanh khó tránh khỏi thua lỗ - DN sẽ bị đẩy đến phá sản!

DN bức xúc

Ông Khúc Thanh Hải - Chủ tịch HĐQT Cty TNHH TM&DV Đất Cảng cho biết: “DN có trên 230 đầu xe bao gồm xe taxi và xe vận tải hành khách liên tỉnh. Vừa qua, giá xăng tăng 2.100 VND/lít, rồi thêm 900 đồng/lít nữa, chúng tôi chưa thể tăng giá. Sắp tới, nhà nước thu phí bảo trì đường bộ thì chúng tôi sẽ phải tăng giá vận tải. Nhưng tăng giá như thế nào để phù hợp với túi tiền của người dân? Rõ ràng lần này, nếu tăng giá thì nhu cầu đi lại của dân cũng sẽ giảm, doanh thu sẽ giảm. Nghĩa là tăng giá nhưng doanh thu không tăng, DN vẫn đương đầu với khó khăn”.

Nâng cấp hạ tầng giao thông xứng tầm là yêu cầu đặt ra trước khi thu phí bảo trì đường bộ

Ông Bùi Đức Bình - Giám đốc Cty CP xe khách Thanh Long nói: “Xăng dầu lên giá, Cty tôi vẫn chưa dám tăng giá. Ví như tuyến Hải Phòng - Hà Nội, giá vé đang là 65.000 VND. Lẽ ra khách đi Hà Nội 1 tuần 2 lần nhưng do giá tăng họ sẽ chỉ đi 1 lần. Việc thu phí bảo trì đường bộ là việc nên làm nhưng nên thu sao cho hợp lý và nên ưu tiên cho những DN vân tải để gỡ khó cho DN”.

Ông Lê Minh Châu - Giám đốc Cty TNHH Vận tải Lê Chân lại bức xúc: “DN có hơn 50 container chuyên vận tải hàng hóa. Hiện nay, 70% số hợp đồng là ký với DN nước ngoài và thường là hợp đồng từ 1 năm đến 18 tháng. Trong hợp đồng các điều khoản về tăng giá cước hết sức ngặt nghèo, không thể thương lượng hay thay đổi điều khoản của hợp đồng để tăng giá ngay được. Nhiều DN nước ngoài sẽ không chấp nhận tăng giá. Nếu phải đóng quỹ bảo trì đường bộ ngay thì DN phải oằn mình gánh lỗ. Bộ GTVT nên lùi thời hạn thu phí bảo trì đường bộ sao cho hợp lý?”.

Gỡ khó thế nào ?

Nhiều DN vận tải Hải Phòng cho rằng thu phí bảo trì đường bộ là việc nên làm nhưng làm sao để gỡ khó cho DN, để đáp ứng được nhu cầu của người dân… đó mới là vấn đề cần giải quyết!

Ông Mai Xuân Ngân - Giám đốc Cty CP vận tải Hoàng Ngân cho hay: “Thu phí bảo trì đường bộ để đầu tư cho CSHT giao thông là việc nên làm. Nhưng hiện nay, đường sá đang xuống cấp trầm trọng, thu phí như hiện nay thì bao giờ hạ tầng giao thông mới được nâng cấp? Nên để nhân dân và DN nhìn thấy hiệu quả của việc thu phí chứ không chỉ đơn thuần việc thu phí chỉ mang tính chất về mặt thủ tục hành chính. DN phải đóng thêm phí bảo trì đường bộ thì đương nhiên vé vận tải hành khách cũng sẽ tăng. Cuối cùng, người dân là người gánh chịu tất cả!”.

VN thu phí trước, xây dựng CSHT giao thông sau là làm ngược.

Cũng theo ông Khúc Thanh Hải: “VN thu phí trước, xây dựng CSHT giao thông sau là làm ngược. Ở các nước trên thế giới, CSHT giao thông của họ tốt rồi họ mới thu phí. Ví như ở Nhật Bản, họ thu phí thông qua trạm thu phí trên mỗi con đường. Nếu đường đẹp, xe đi qua sẽ phải chịu mức phí cao, đường xấu mức phí sẽ thấp hơn. Như vậy mới đảm bảo tính công bằng. Đối với DN vận tải, bài toán tăng giá không đồng nghĩa với việc tăng doanh thu vì vậy Chính phủ nên cân nhắc thu sao cho hợp lý, nên ưu tiên cho DN vận tải? Nên chăng Nhà nước thu phí bảo trì đường bộ một lần khi cấp phép lưu hành xe, sau đó thu phí thông qua các trạm thu phí trên mỗi con đường”.

Còn ông Phạm Quốc Vũ - Giám đốc Cty ôtô Hoa Mai thì cho rằng: “Nhà nước cần cân nhắc về mức phí, nhóm phương tiện một cách hợp lý để không làm ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân và đảm bảo sức khỏe cho DN. Mức thu phí không hợp lý sẽ đẩy DN đến con đường phá sản. Để đảm bảo tính công bằng và tránh thất thu, Nhà nước nên thu phí bảo trì đường bộ thông qua xăng dầu. Phương tiện nào đi bằng đường bộ nhiều sẽ tiêu hao nhiên liệu nhiều thì đóng phí nhiều”.

Hiện nay, nền kinh tế nước ta tiếp tục có nhiều khó khăn, hàng nghìn DN phá sản do thiếu vốn sản xuất. Nhiều DN đã phải ngừng hoạt động hoặc tuyên bố giải thể. Bức tranh kinh tế vẫn còn xám xịt và chưa có dấu hiệu hồi phục, đây là gánh nặng cho những người đứng đầu nhà nước. Chính vì vậy, làm sao để việc đóng phí không là gánh nặng cho DN và người dân mới là vấn đề cần quan tâm.

(Theo Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Doanh nhân: Thăng đấy - trầm ngay đấy!
  • Khủng hoảng: Doanh nhân rủ nhau đi học, đi chơi
  • Đại gia Doji trở thành chủ tịch HĐQT TienPhong Bank
  • Doanh nghiệp 'chết' hàng loạt, ngân hàng 'sống khỏe'
  • Ẩn số 'bức tử' doanh nghiệp
  • Công bố lý do đối tác rút khỏi Beeline
  • Thân thiện với môi trường: Trách nhiệm của các DN
  • Biến động lớn ở Beeline
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
Thanh Dũng Furniture - Nội thất Thanh Dũng

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao