Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Doanh nhân: Thăng đấy - trầm ngay đấy!

Nhạc sĩ Trần Tiến từng viết trong bài hát Ngẫu hứng doanh nhân: “Đời doanh nhân thích độc hành, đi lối đi chưa ai từng đi”. Nhưng có lẽ rằng doanh nhân chưa và không bao giờ thích độc hành ngay cả khi “lối đi chưa ai từng đi”.

Với vai trò cầu nối, VCCI đã tổ chức nhiêu cuộc đối thoại, trao đổi để tháo gỡ khó khăn cho doanh nhân, DN.
 
Một so sánh đầy hình ảnh thường được nhắc tới đó là doanh nhân - những người lính thời bình nhưng có lẽ chính xác hơn thì doanh nhân là những người chiến sĩ trên mặt trận kinh tế. Bởi thương trường luôn là chiến trường và doanh nhân luôn phải đối mặt với “sự sống”- “cái chết” của DN.

Thăng đấy - trầm ngay đấy

Thực tế trong những năm gần đây ghi nhận sự trưởng thành và lớn mạnh của cộng đồng DN VN cả về quy mô và chất lượng, đóng góp quan trọng vào sự nghiệp xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.  Nhiều DN, doanh nhân đã khẳng định được vị thế uy tín không chỉ ở thị trường trong nước mà còn trên trường quốc tế. Năm 2011, Chủ tịch Hoàng Anh Gia Lai - Đoàn Nguyên Đức là người VN duy nhất được Wall Street Journal bầu chọn vào danh sách những doanh nhân có ảnh hưởng nhất tại khu vực Đông Nam Á. Mới đây nhất, bà Mai Kiều Liên Chủ tịch HĐQT Cty Vinamilk được tạp chí Forbes xếp vị trí thứ 35 trong danh sách 50 nữ doanh nhân quyền lực nhất châu Á. Tạp chí này mô tả bà Liên là người “đã xây dựng Vinamilk trở thành không những là một trong những thương hiệu của VN có lợi nhuận cao nhất mà còn được kính trọng khắp châu Á”.

Đây được coi là 2 trong số những doanh nhân điển hình của doanh nhân VN trong việc đưa thương hiệu, sản phẩm VN ra thị trường quốc tế. Tuy nhiên trên bước đường chinh phục thương trường đầy khốc liệt không phải lúc nào DN- doanh nhân VN cũng đạt được các mục tiêu đề ra.

Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu Tư, hiện cả nước có khoảng 600.000 DN được thành lập, nhưng chỉ có khoảng 400.000 DN đang hoạt động và đóng thuế. Còn theo số liệu của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), chỉ trong năm 2011 trên cả nước có tới 79.014 DN giải thể, phá sản.

Vẫn biết quy luật “sinh - tử” là bình thường trên thương trường. Ngay cả những nền kinh tế phát triển thì hằng năm vẫn có một tỉ lệ DN nhất định phá sản. Nhưng việc có quá nhiều DN đồng loạt phá sản trong một thời gian ngắn là điều đáng lo ngại.

Một công thức chung lý giải cho sự thất bại của các DN gần đây là những bất cập của mô hình, quản trị yếu kém, đầu tư sai mục đích… tác động của chính sách kinh tế vĩ mô và những yếu tố khách quan của thị trường…

Trên thực tế, hàng nghìn DN phá sản là hàng nghìn lý do không giống nhau. Biết nguyên nhân thất bại để rút ra những bài học là điều cần thiết nhưng liệu có nên tiếp tục trả giá bằng những bài học thực tiễn?

Đã có không ít DN tuyên bố phá sản thời gian gần đây với quy mô lớn, điển hình như Cty thủy sản Bình An (Binhanfishco) với món nợ lên tới trên 1500 tỉ đồng. Xung quanh việc phá sản của Binhanfishco có rất nhiều điều đáng phải suy ngẫm. Một nguyên nhân mà thoạt nghe qua người ta tưởng đó là nghịch lý: DN vỡ nợ vì vay tiền quá dễ trong khi các DN đều đang “kêu” rất khó tiếp cận nguồn vốn.

Ông Phạm Thanh Quang - TGĐ Cty mua bán nợ và xử lý tài sản tồn đọng của DN (DATC)- đơn vị đang xem xét mua lại nợ của Bianfishco sau khi khảo sát đã nói rằng: nguyên nhân cơ bản thất bại của Bianfishco là do quản trị yếu kém, đầu tư sai mục đích.  Đầu tư vào lĩnh vực thủy sản rủi ro lớn lợi nhuận chỉ dưới 10% trong khi đó với lãi suất vay cao và vay nhiều như Bianfishco thì thất bại là điều đã được báo trước. Tuy nhiên, điều đáng nói là Bianfishco lại không vượt tầm quản trị của mình, không biết tự đổi mới - mà theo cách nói bây giờ là tái cơ cấu, để công tác quản trị lớn kịp với tầm vóc DN.

Trong câu chuyện bên lề ông  Quang nói rằng: sau khi có thông tin chúng tôi vào “giải cứu” Bianfishco đã có hàng chục cuộc điện thoại của các DN thủy sản khác gọi đến “cầu cứu”. Điều này cho thấy thất bại của Bianfishco không phải là hiện tượng đơn lẻ mà nó mang tính hệ thống.

Hiện nay, không riêng ngành thủy sản, rất nhiều ngành khác, DN cũng đang rơi vào tình cảnh khó khăn. Bao nhiêu thiệt hại về tiền bạc, bao nhiêu việc làm bị mất… là điều chúng ta chưa tổng kết được nhưng phải khẳng định một điều rằng phía sau cái “chết” của mỗi DN là sự tổn thất không nhỏ và đầy đau đớn cho nền kinh tế - xã hội. Đây cũng là nỗi lo lớn cho nền kinh tế, khi chất lượng quản trị, điều hành không theo kịp sự phát triển của nền kinh tế.

Phía sau hào quang

Có hàng trăm hàng nghìn những ví dụ về thành công và thất bại của DN VN trong thời gian gần đây. Và đằng sau đó là hàng trăm hàng nghìn lý do để lý giải cho mỗi thành công và thất bại. Nhưng tựu chung lại đều là những nỗ lực không ngừng, thậm chí là cả máu và nước mắt của doanh nhân. Có lẽ, thời điểm này hơn lúc nào hết, cộng đồng DN - doanh nhân VN thấm thía sâu sắc câu nói vốn đã trở nên quen thuộc “thương trường như chiến trường”.

Nhiều doanh nhân nói vui rằng: nếu có một “sướng kế” để đo thì có lẽ chưa hẳn các doanh nhân với bề ngoài hào nhoáng đã sướng hơn người lao động bình thường. Ngay cả một người thành công trên thương trường như ông Đoàn Nguyên Đức  cũng từng chia sẻ: Hơn 20 năm nay, tôi chưa từng tổ chức một chuyến du lịch nào cho bản thân và gia đình. Nhiều người bảo tôi số khổ. Còn khi nói về mình, bà Mai Kiều Liên chia sẻ: “Thành công nào cũng phải đánh đổi bằng mồ hôi và nước mắt. Khi người phụ nữ càng ở đỉnh cao của sự thành công bao nhiêu thì sự mất mát, hi sinh càng sâu bấy nhiêu”.

Lâu nay, người ta quen với hình ảnh  lãnh đạo các cơ quan quản lý chỉnh tề xuất hiện trong các buổi lễ “hoành tráng” của DN nhưng mấy ai thấy được họ khi DN lâm nguy? “Giải cứu” DN Bianfishco  không phải là trách nhiệm  của DATC nhưng việc DATC tiếp cận DN này cũng cho thấy sự chia sẻ khó khăn của cộng đồng DN.

Nhạc sĩ Trần Tiến từng viết trong bài hát Ngẫu hứng doanh nhân: “Đời doanh nhân thích độc hành, đi lối đi chưa ai từng đi”. Nhưng có lẽ rằng DN doanh nhân không bao giờ thích độc hành ngay cả khi “lối đi chưa ai từng đi” mà rất cần sự đồng hành chia sẻ của các cơ quan quản lý và toàn xã hội.

Điều này cũng được thể hiện rõ trong Nghị quyết 09 của Bộ Chính trị về phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân VN trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế: Xây dựng đội ngũ doanh nhân lớn mạnh là trách nhiệm của Đảng, của cả hệ thống chính trị và của bản thân mỗi DN, doanh nhân. Xây dựng và phát huy vai trò đội ngũ doanh nhân phải gắn liền với hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; bảo đảm quyền sở hữu và tự do kinh doanh của doanh nhân theo pháp luật, khuyến khích doanh nhân làm giàu cho mình và cho đất nước. Tăng cường mối liên kết, hợp tác, đoàn kết cùng có lợi giữa doanh nhân với công nhân, nông dân và đội ngũ trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Hi vọng rằng cộng đồng DN, doanh nhân VN sẽ có nhiều đồng hành hơn trong thời gian tới!

(Theo Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Khủng hoảng: Doanh nhân rủ nhau đi học, đi chơi
  • Đại gia Doji trở thành chủ tịch HĐQT TienPhong Bank
  • Doanh nghiệp 'chết' hàng loạt, ngân hàng 'sống khỏe'
  • Ẩn số 'bức tử' doanh nghiệp
  • Công bố lý do đối tác rút khỏi Beeline
  • Thân thiện với môi trường: Trách nhiệm của các DN
  • Biến động lớn ở Beeline
  • Đề nghị không cổ phần hóa MobiFone
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
Thanh Dũng Furniture - Nội thất Thanh Dũng

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao