Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Điện máy nhờ dịch vụ

Thị trường điện máy không có chỗ cho các DN nhỏ và làm ăn không bài bản. - tinkinhte.com
Thị trường điện máy không có chỗ cho các DN nhỏ và làm ăn không bài bản. Ảnh: Chí Cường
Cuộc đua kéo khách hàng giữa các doanh nghiệp bán lẻ điện máy đang phụ thuộc vào chất lượng dịch vụ chứ không phải là giá.
 
Ở thời điểm này, cuộc cạnh tranh giữa các đại gia trong lĩnh vực phân phối điện máy như Best Carings, Nguyễn Kim, Thiên Hoà, Pico, Trần Anh... chủ yếu tập trung ở yếu tố giá cả thông qua các chương trình giảm giá, khuyến mại, quà tặng. Tuy nhiên, sự riêng biệt của từng DN được thể hiện thông qua cạnh tranh về chất lượng dịch vụ.

Ông Lê Hồng Xuân, Tổng giám đốc chuỗi siêu thị điện máy Best Carings nhận xét, trong cuộc đua về giá giữa các DN bán lẻ điện máy, DN nào có chất lượng dịch vụ tốt hơn thì sẽ “kéo” người tiêu dùng đến với mình nhiều hơn.

“Bên cạnh việc cạnh tranh về giá, chúng tôi đang thực hiện nhiều chương trình chăm sóc khách hàng với dịch vụ tốt nhất, như chính sách chăm sóc hội viên, bán hàng trả góp hỗ trợ lãi suất cho khách hàng, đấu giá từ thiện cuối tuần...”, ông Xuân nói và cho biết thêm, khách hàng là hội viên vàng của Best Carings sẽ được ưu đãi giảm giá một số mặt hàng, được ưu tiên giao hàng, lắp đặt...

Không chỉ nhằm lôi kéo người tiêu dùng ở thời điểm Tết Nguyên đán, việc cung cấp dịch vụ tốt còn nằm trong kế hoạch khai thác thị trường trong thời gian tới của các DN. Nghiên cứu của các chuyên gia cho thấy, chỉ riêng tại Hà Nội, mặt hàng tivi LCD mới được 40% người tiêu dùng sử dụng. Khoảng trống 60% còn lại là mảnh đất để các DN “thi triển” các nghệ thuật cạnh tranh trong thời gian tới.

Các DN cũng đang nghe ngóng nhu cầu của người tiêu dùng để có bước đón đầu việc cung cấp các sản phẩm công nghệ thế hệ mới. Chẳng hạn, tivi 3D, ELED là những sản phẩm mà người tiêu dùng cao cấp đang muốn sở hữu và đây cũng là cơ hội khai thác của các DN điện máy.

Song, vấn đề là các sản phẩm này rất đắt tiền, đòi hỏi DN phải có dịch vụ tốt tương ứng để phục vụ nhu cầu của khách hàng. Bài toán này đang đặt các DN vào tình thế “ngó nghiêng” động tĩnh của nhau để đưa ra chiến lược hợp lý nhất.

Con số thống kê của Công ty Nghiên cứu thị trường GfK (Đức) cho thấy, tăng trưởng của thị trường điện máy Việt Nam năm 2009 đạt 21% (cao hơn so với mức tăng 18,6% của ngành dịch vụ bán lẻ cả nước), với doanh số đạt khoảng 4,9 tỷ USD. Có thể con số này cao hơn dự tính của các DN, nhưng điều đó khẳng định, thị trường điện máy vẫn là thị trường rất hấp dẫn các nhà đầu tư.

Những DN nào đã xây dựng được hệ thống dịch vụ chăm sóc khách hàng và tiếp tục phát triển hệ thống này một cách độc đáo, thì sẽ đi tiên phong trong cuộc chạy đua chiếm lĩnh thị trường. Nếu “soi” vào chất lượng dịch vụ cao cấp, thì thị trường điện máy không có chỗ cho các DN nhỏ và làm ăn không bài bản.

(Theo Duy Đông // Báo đầu tư)

  • Hạn chế taxi vì số lượng lớn?
  • Khatoco - ấn tượng một thương hiệu
  • Công ty CP Đường Quảng Ngãi: Giá trị SXKD năm 2009 đạt trên 1.892 tỷ đồng
  • Nếu sai phạm, Viettel sẽ bị phạt
  • Mạng 3G đầu tiên được kiểm tra
  • Chỉ được khuyến mãi nếu đảm bảo chất lượng
  • Sẽ có những thương vụ M&A đình đám?
  • Bài học cho tương lai
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
Thanh Dũng Furniture - Nội thất Thanh Dũng

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao