Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Sẽ có những thương vụ M&A đình đám?

Định giá doanh nghiệp quá cao lên nguyên nhân chính khiến Vietcombank cho đến nay vẫn chưa tìm được đối tác chiến lược nước ngoài - tinkinhte.com
Định giá doanh nghiệp quá cao lên nguyên nhân chính khiến Vietcombank cho đến nay vẫn chưa tìm được đối tác chiến lược nước ngoài

Hoạt động M&A tại Việt Nam trong năm nay sẽ gia tăng so với năm 2009. Tuy nhiên, giá trị giao dịch sẽ không tăng đột biến.

Năm 2009, số lượng thương vụ mua bán và sáp nhập doanh nghiệp (M&A) tại Việt Nam là 287 và giá trị giao dịch đạt 1,09 tỷ USD. Như vậy, số thương vụ tăng 71% và giá trị thương vụ giảm nhẹ so với năm 2008, thấp hơn 35% so với giá trị M&A của năm cao nhất là năm 2007. Các thương vụ M&A trong năm qua chủ yếu (80%) là các thương vụ có quy mô vừa (từ 5 - 20 triệu USD). Ngành tài chính ngân hàng và ngành công nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số thương vụ M&A tại Việt Nam năm qua. Hoạt động mua bán các dự án bất động sản tiếp tục sôi động. Xuất hiện một vài thương vụ đáng chú ý trong ngành công nghệ thông tin - truyền thông và ngành dược phẩm - chăm sóc sức khỏe. 

Xu hướng doanh nghiệp Việt là người mua

Ông Đặng Xuân Minh - Tổng Giám đốc Avalue Việt Nam (chuyên về định giá, tái cấu trúc và M&A) cho biết, có một xu hướng đáng được quan tâm trong năm qua là các công ty Việt Nam chủ động đóng vai trò là người đi mua. Điểm thú vị ở chỗ, trước đây khi nói đến M&A hay nói đến đối tác chiến lược, người ta thường nghĩ ngay đến yếu tố nước ngoài. Nhưng giờ đây, những “người mua” trong khối doanh nghiệp tư nhân trong nước đã và đang trỗi dậy. Với việc tận dụng được các cơ hội trên thị trường chứng khoán và tập trung được các nguồn lực, một loạt các tập đoàn tư nhân mạnh của Việt Nam đã và đang hiện diện và có những động thái M&A nhất định.

Theo thống kê của Avalue Việt Nam, số lượng các giao dịch doanh nghiệp Việt Nam mua lại doanh nghiệp Việt Nam là 40% tổng số giao dịch toàn thị trường. Giao dịch doanh nghiệp Việt Nam mua lại doanh nghiệp nước ngoài, hoặc mua lại một bộ phận doanh nghiệp nước ngoài chiếm 4,62% tổng số giao dịch trong năm 2009. Có thể kể đến trường hợp BIDV mua lại một ngân hàng tại Campuchia hoặc Viettel mua 18,9% cổ phần của Vinaconex và hướng đến việc tham gia mua vào các mạng di động ở thị trường các nước thuộc châu Á, châu Phi và Mỹ La-tinh.

Ông Tô Hải - TGĐ Điều hành Công ty Chứng khoán Bản Việt dự báo, thị trường M&A năm 2010 sẽ tăng về số lượng nhưng giá trị giao dịch sẽ không tăng đột biến, phát sinh nhiều thương vụ từ các doanh nghiệp trong nước. Các doanh nghiệp sẽ tiếp tục tái cơ cấu lại hoạt động, kể cả trong và ngoài nước. Hai xu hướng chính là doanh nghiệp nước ngoài mua doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp trong nước mua lại doanh nghiệp trong nước khác vẫn sẽ tiếp tục nở rộ trong năm 2010.

Tín hiệu từ những thương vụ lớn

Kết quả điều tra của Avalue Việt Nam cho thấy, năm 2010, giới đầu tư đặt nhiều hy vọng vào sự xuất hiện đối tác chiến lược của các ông lớn như Vietcombank, Vietinbank, Mobifone... Kỳ vọng của giới đầu tư đặt nhiều vào lĩnh vực công nghệ thông tin - viễn thông khi đại hội cổ đông của các công ty công nghệ hàng đầu Việt Nam như FPT hay CMC đều đã thống nhất sẽ dành một phần nguồn vốn cho hoạt động M&A các công ty trong lĩnh vực công nghệ thông tin.

Ông Hoàng Anh Xuân - TGĐ Viettel cho biết, năm 2010 đơn vị này sẽ mở rộng đầu tư sang thị trường Châu Á, Châu Phi và Mỹ La-tinh. Viettel có thể sẽ thực hiện 2 thương vụ lớn là mua lại 60% cổ phần của mạng di động Teletalk tại Bangladesh (số tiền đã lên đến 300 triệu USD) và chi ra 59 triệu USD để mua lại 70% cổ phần của Công ty Viễn thông Teleco tại Cộng hòa Haiti (thương vụ này sẽ hoàn tất vào tháng 4/2010).

Một thông tin mới đáng chú ý nữa về M&A trong ngành viễn thông là tin SK Telecom Việt Nam (SKTV) sẽ không tiếp tục đầu tư tại Việt Nam và Công ty Rutter Associates Korea của Hàn Quốc đang muốn tham gia vào liên doanh mạng di động S-Fone. Tuy nhiên, hiện Rutter Associates Korea và SPT đang trong giai đoạn đàm phán. Một số thương vụ khác cũng được các chuyên gia đánh giá cao như Sapporo sẽ mua 65% cổ phần của Kronenbourg Việt Nam (KVL) với giá 25,35 triệu USD, hay Ủy ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên-Huế sẽ hỗ trợ tập đoàn Carlsberg mua lại 50% vốn góp của chính Ủy ban trong Công ty Bia Huế...

Mặc dù đã xuất hiện những tín hiệu cho thấy những thương vụ lớn sẽ diễn ra năm nay nhưng ông Tô Hải cũng cho rằng, các doanh nghiệp sẽ khó phát huy tối đa các yếu tố cộng hưởng trong giai đoạn kinh tế khó khăn này và việc kiểm soát chặt chẽ các kênh huy động vốn sẽ khiến cho hoạt động M&A 2010 sẽ vẫn chủ yếu là tái cấu trúc, tái cơ cấu, cung nhiều hơn cầu và chất lượng “hàng hoá” vẫn còn là một vấn đề đáng quan tâm. Ông Hải và các chuyên gia trong lĩnh vực M&A khác đều có chung quan điểm khi cho rằng, các thương vụ M&A trong năm nay sẽ tập trung nhiều vào lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ tài chính bởi đây là 2 ngành có nhiều cơ hội hấp dẫn và đã hội tụ đầy đủ các điều kiện phù hợp cho việc tiến hành các giao dịch M&A. Ngoài ra, một số lĩnh vực khác có thể sẽ bắt đầu xuất hiện các thương vụ trong năm 2010 là viễn thông, khai khoáng. Lĩnh vực y tế và chăm sóc sức khỏe và thủy sản cũng sẽ được quan tâm nhiều hơn.

Doanh nghiệp cần xác định chiến lược M&A

Ông Đặng Xuân Minh cho biết, trong quá trình tiến hành các thương vụ M&A các doanh nghiệp thường gặp khó khăn trong việc tìm kiếm và lựa chọn cơ hội M&A. Số lượng các cơ hội và các doanh nghiệp rất nhiều, nhưng để lựa chọn được đối tác chiến lược, hoặc mua được doanh nghiệp phù hợp không phải là điều đơn giản.

Việc rà soát, đánh giá, định giá doanh nghiệp và đàm phán giá là điểm mà các doanh nghiệp dù mua, hay bán đều gặp khó khăn. Nhiều thương vụ đã không thể hoàn thành do sự không thống nhất của bên mua và bên bán về mức giá, do doanh nghiệp là một tài sản phức tạp và có những yếu tố giá trị vô hình và giá trị kỳ vọng. 

1,09 tỷ USD là giá trị giao dịch của các thương vụ M&A trong năm 2009.

Quản trị và tái cấu trúc doanh nghiệp là vấn đề liên quan đến hậu giao dịch M&A, và đây cũng là điểm các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn. Mua được doanh nghiệp hoặc mời được cổ đông chiến lược mới chỉ là sự khởi đầu; vấn đề quan trọng là phải phối hợp như thế nào, hòa hợp văn hóa ra sao, quản trị công ty như thế nào... để đạt được giá trị cộng hưởng tốt hơn.

Theo quan điểm của ông Đặng Xuân Minh, hoạt động M&A sẽ ngày càng phát triển mạnh mẽ trong những năm tới, vì vậy để tận dụng các cơ hội do M&A mang lại các doanh nghiệp cần chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho việc tham gia vào các hoạt động này. Không phải thương vụ M&A nào cũng thành công. Việc hoàn thành giao dịch chỉ là một sự mở đầu mới và cần một quá trình để đem lại giá trị tốt hơn. Vì vậy, vấn đề quản trị công ty sau M&A là điều cần được các doanh nghiệp đặc biệt chú trọng. Các doanh nghiệp cần xác định chiến lược M&A là một phần quan trọng trong chiến lược của doanh nghiệp để đạt được những mục tiêu phát triển kinh doanh của mình. Tất cả các chính sách và quyết định liên quan đến M&A đều cần phải được thực hiện trong khuôn khổ chiến lược phát triển chung của doanh nghiệp.

(Theo Ngọc Diệp // Báo Doanh nhân)

  • Bài học cho tương lai
  • Doanh nhân Trịnh Hoàng Ân: Xương rồng trên đá
  • Doanh nghiệp xuất khẩu lao động sống nhờ nghề tay trái
  • Thất bại là mẹ thành công
  • Toshiba chưa quyết định ngưng sản xuất tivi LCD tại Việt Nam
  • Áp dụng LSS: DN phải có quyết tâm cao
  • IDJ Financial: Chặng đường mới, tầm nhìn mới!
  • Đề xuất kéo dài đầu số di động: Đẩy “khó” cho khách hàng ?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
Thanh Dũng Furniture - Nội thất Thanh Dũng

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao