Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Doanh nghiệp bức xúc về thuế

Gần đây, ngành thuế đã có nhiều cuộc tiếp xúc với doanh nghiệp trong và ngoài nước để lắng nghe các ý kiến đóng góp nhằm phục vụ doanh nghiệp ngày càng tốt hơn.

Các cuộc đối thoại thẳng thắn đã diễn ra tại nhiều thành phố lớn trong cả nước và nhiều vấn đề gay cấn tồn đọng kéo dài đã được giải quyết. Nhưng, theo nhiều doanh nghiệp, tốc độ cải cách thủ tục của ngành thuế hiện vẫn chưa theo kịp nhu cầu phát triển và dường như các bức xúc thuyên giảm rất chậm.

Doanh nghiệp bức xúc

Một số doanh nghiệp châu Âu đề nghị Bộ Tài chính hủy bỏ Thông tư 133 về Hiệp định chống đánh thuế hai lần và chỉ nên áp dụng Thông tư 60 về hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế là văn bản hướng dẫn thống nhất liên quan đến mọi hiệp định thuế nhằm tránh trùng lặp. Bên cạnh đó, việc giới hạn thời gian hồi tố là một vấn đề quan tâm chính đối với nhà đầu tư nước ngoài. Theo EuroCham, hiện nay giới hạn thời gian hồi tố được hiểu là không giới hạn.

Về vấn đề này Bộ Tài chính cho rằng, Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thì hành vi trốn thuế, gian lận thuế chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, hành vi chậm nộp tiền thuế, khai thiếu nghĩa vụ thuế, thời hiệu xử phạt là 5 năm, kể từ ngày hành vi vi phạm được thực hiện. Quá thời hiệu xử phạt vi phạm pháp luật về thuế thì người nộp thuế không bị xử phạt nhưng vẫn phải nộp đủ số tiền thuế thiếu, số tiền thuế trốn, số tiền thuế gian lận vào ngân sách nhà nước. Việt Nam đã ký kết với 50 quốc gia trên thế giới thỏa thuận về thuế, đã theo định hướng cởi mở, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp. Từ khi có Thông tư 60, phần lớn các thủ tục áp dụng Hiệp định thuế tại Thông tư 133 đã được đưa vào Thông tư này. Nay chỉ còn 4 thủ tục vẫn được duy trì tại Thông tư 133 và 4 thủ tục này sẽ được đưa vào các điều khoản sửa đổi Thông tư số 60. Tới đây, các thủ tục này cũng được sửa đổi theo hướng đơn giản hóa phù hợp với điều kiện của Việt Nam và không trái với thông lệ quốc tế.

Một trong những bức xúc dai dẳng của các nhà nhập khẩu Việt Nam hiện nay nằm ở một khoản phí có tên THC (Terminal Handing Charge - tức phí bốc dỡ container hàng hóa tại cảng) bị tính thuế đến hai lần. THC hiện được chia làm hai phần thanh toán ở cảng đi và cảng đến. Phí này tại cảng đến đã được đại lý tàu biển thu lại của nhà nhập khẩu và được tính thuế giá trị gia tăng VAT in trên hóa đơn. Thế nhưng sau đó, Tổng cục Hải quan lại yêu cầu tiếp tục cộng THC vào trị giá tính thuế nhập khẩu. Cách tính thuế hai lần này đã bị doanh nghiệp phản đối và yêu cầu đưa ra khỏi bảng tính thuế nhập khẩu. Chưa kể, với cùng một mặt hàng, phí THC về Vũng Tàu khác, về cảng TP.Hồ Chí Minh khác, hãng tàu muốn thu giá nào thì thu mà không có bất cứ một quy chuẩn về cách tính chung cho tất cả hãng tàu.

Một số đại diện của doanh nghiệp nước ngoài cho biết, họ nhiều lần thắc mắc chính sách và gửi văn bản đến Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh nhưng câu trả lời lần nào cũng chung chung, thậm chí mỗi nơi giải thích mỗi kiểu. Nhiều vấn đề chi cục thuế hướng dẫn không rõ đem lên hỏi phòng tuyên truyền hỗ trợ, cán bộ nơi đây tư vấn rất rành mạch nhưng chỉ trả lời miệng, không có văn bản pháp lý nào. Doanh nghiệp làm theo hướng dẫn của Cục Thuế nhưng sau đó thanh tra thuế nói không đúng, họ không biết giải thích ra sao vì trong tay không có bằng chứng nào chứng minh đã làm theo đúng hướng dẫn của Cục Thuế cả. Rất nhiều ý kiến phàn nàn cơ quan thuế chậm trả lời thắc mắc của doanh nghiệp. Nhiều văn bản có thời hạn trả lời là 10 ngày làm việc nhưng nhanh nhất... đến hai tháng sau chúng tôi mới có câu trả lời. Theo phản ánh của nhiều doanh nghiệp TP.Hồ Chí Minh, cán bộ thuế thường trễ hẹn, nhiều viên chức thuế hách dịch, đòi hỏi giấy tờ ngoài quy định.Trong triển khai thực hiện các loại thuế, nhất là thuế thu nhập cá nhân, công tác chuẩn bị, không được đầy đủ, không đúng mức.

Một số doanh nghiệp đặt vấn đề tại sao ngành thuế không ứng dụng công nghệ thông tin để cho doanh nghiệp lập tờ khai thuế qua mạng. Như vậy, vừa tiện cho doanh nghiệp mà ngành thuế cũng đỡ phải vất vả trong quản lý. Nhiều doanh nghiệp cũng kiến nghị, cần mở rộng thời gian kê khai, không nên công thức bắt doanh nghiệp phải nộp tờ khai trước ngày 10 hàng tháng. Trên thực tế, các doanh nghiệp lớn, hay các siêu thị mỗi tháng có hàng ngàn quyển hóa đơn, thì không thể nào tập hợp kịp được để thực hiện. Bởi nếu cứ duy trì sẽ xảy ra tình trạng kê khai vội vàng nhằm đối phó.

Khẩn trương cải cách thủ tục thuế

Theo Tổng Cục Thuế, việc đơn giản hóa thủ tục hành chính thuế đang được triển khai khẩn trương. Thực hiện Đề án 30 về cải cách thủ tục hành chính, tính đến tháng 10-2010, ngành thuế đã kiến nghị đơn giản hóa 271/330 thủ tục hành chính, đạt tỷ lệ 82%. Việc đơn giản hóa này được đánh giá là sẽ giúp tiết kiệm hơn 1.900 tỷ đồng/năm, tương đương 43% chi phí hiện hành.

Một trong những công việc quan trọng nhất đã và đang được thực hiện là việc cho phép doanh nghiệp tự in hóa đơn và thay vì đăng ký, doanh nghiệp chỉ phải thông báo cho Bộ Tài chính khi phát hành và sử dụng mẫu hóa đơn tự in. Công việc này được cho là sẽ giúp các doanh nghiệp tiết kiệm 400 tỷ đồng/năm. Tuy nhiên vì một số nhà in đang bị quá tải bởi các đơn đặt hàng, chưa kể những khó khăn khác của doanh nghiệp trong việc tự in hóa đơn nên Bộ Tài chính vừa có công văn số 16988/BTC-TCT gia hạn việc sử dụng hóa đơn mua đến hết tháng 3-2011.

(Báo Đại Đoàn Kết)

  • Đến hạn, khó có hóa đơn
  • Hải quan: chuyển sang khai báo thủ công khi nghẽn mạng
  • Cứ yên tâm nếu chưa kịp in hóa đơn
  • Ngành đóng tàu mạnh không làm tất cả
  • Nỗi buồn Okinawa
  • CathayVN vào thị trường Bảo hiểm Phi nhân thọ
  • Vietnam Airlines tăng 583 chuyến bay phục vụ tết
  • Vietsovpetro đạt kỷ lục công trình khai thác dầu khí
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
Thanh Dũng Furniture - Nội thất Thanh Dũng

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao