Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Doanh nghiệp ngoại tham gia bình ổn giá?

Người tiêu dùng sẽ hưởng lợi hơn khi có doanh nghiệp nước ngoài tham gia chương trình bình ổn giá. Ảnh: HTD
Chương trình bình ổn giá nếu mở ra cho cả doanh nghiệp nước ngoài thì sẽ gắn kết họ với người tiêu dùng.
 
TP.HCM đang hoàn thành dự thảo chi tiết chương trình bình ổn giá từ nay đến tết 2011. Một trong những vấn đề được đặt ra là có nên mời gọi doanh nghiệp nước ngoài tham gia chương trình bình ổn giá hay không.

Không phân biệt nội hay ngoại

Theo bà Nguyễn Thị Hồng, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM, thành phố chủ trương mời gọi các thành phần kinh tế tham gia chương trình bình ổn giá, không phân biệt doanh nghiệp trong hay ngoài nước. Nếu đáp ứng đủ các điều kiện thì thành phố khuyến khích tham gia. Tuy nhiên, điều kiện mà TP đưa ra có sự ràng buộc quyền lợi và nghĩa vụ. Khi không thực hiện đúng sẽ có những chế tài cụ thể.

Tuy nhiên, một cán bộ của Sở Công thương TP.HCM nhận định có những nhà phân phối có hệ thống phân phối khá tốt, doanh số bán hàng lớn và hàng cũng đảm bảo chất lượng. Tham gia cũng rất tốt, tất nhiên phải phù hợp những tiêu chí mà thành phố đưa ra. Tuy nhiên, mấy năm qua, dù đã công khai thông tin nhưng rất ít nhận được sự phản hồi từ các doanh nghiệp nước ngoài.

Với chủ trương trên, về phía doanh nghiệp, bà Dương Thị Quỳnh Trang, Giám đốc đối ngoại của Siêu thị Big C, cho biết: “Chúng tôi rất quan tâm đến chủ trương bình ổn giá và rất muốn tham gia chương trình này nếu phù hợp tiêu chí mà TP đưa ra. Tuy nhiên, mấy năm qua, chúng tôi không nhận được những thông tin mời gọi từ phía TP nên cũng không chủ động được trong việc tham gia chương trình”.

Thuận tiện đầu ra cho sản xuất trong nước

Theo Tiến sĩ Nguyễn Xuân Minh, Phó Giám đốc cơ sở 2, Trường Đại học Ngoại thương tại TP.HCM, sau khi mở cửa thị trường bán lẻ, các doanh nghiệp phân phối nước ngoài đã có mặt ở các thành phố lớn, điển hình là TP.HCM. Do đó, nên khuyến khích những doanh nghiệp này tham gia các chương trình bình ổn giá của TP vì chính họ có thể làm tốt đầu ra cho hàng hóa nông sản, thực phẩm trong nước bằng cam kết tỉ lệ hàng nội địa trong hệ thống phân phối của mình. Nhà phân phối cam kết đảm bảo đầu ra cho nhà sản xuất, đó cũng là cách hỗ trợ nông dân tiêu thụ sản phẩm.

“Chương trình bình ổn giá của TP nếu mở ra cho cả doanh nghiệp nước ngoài tham gia thì sẽ còn hiệu quả hơn nữa, vì gắn kết họ với người tiêu dùng trong nước và trao trách nhiệm xã hội cho doanh nghiệp. Có chương trình tạm trữ, thu mua nông sản, đầu tư từ khâu sản xuất, con giống và cam kết chịu trách nhiệm đầu ra cho sản phẩm thì sẽ rất hiệu quả” - ông Minh nhấn mạnh.

Theo bà Dương Thị Quỳnh Trang, kinh nghiệm của nhà phân phối với mục tiêu “giá rẻ cho mọi nhà” là phải bao tiêu sản phẩm, đầu tư vốn, con giống, dây chuyền, kho vận… cho sản xuất, nuôi trồng và cam kết đầu ra cho  nông dân yên tâm sản xuất. Việc hợp tác với các nhà cung cấp bằng một hợp đồng ràng buộc là phần không thể tách khỏi trong hoạt động thu mua kinh doanh của chúng tôi.

Một chuyên gia cho rằng chính sự tham gia của doanh nghiệp nước ngoài còn tăng thêm chất lượng và hiệu quả cho chương trình bình ổn giá của thành phố nhờ sự cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp. Theo đó, ai làm tốt sẽ giao nhiệm vụ nhiều và cũng được hưởng ưu đãi tương ứng. Đó cũng là cách hạn chế những thiếu khuyết mà một số doanh nghiệp tham gia chương trình còn vướng phải.

(Theo Thanh Hải – PL)

  • Ba công ty đã phát hành được 70.000 "ví điện tử"
  • Giảm 50% lượng đèn chiếu sáng công cộng
  • Biết bệnh vẫn khó chữa!
  • Jetstar mở đường bay đến Nam Thái Bình Dương
  • Giải thưởng DN ASEAN (ABA 2010) : "Đãi cát, tìm vàng !"
  • Thêm nguồn vốn mới cho DNNVV
  • 6 doanh nghiệp được giao xuất khẩu 100.000 tấn bột baríte
  • DN Việt Nam - Tanzania: Cơ hội hợp tác trong nông nghiệp
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
Thanh Dũng Furniture - Nội thất Thanh Dũng

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao