Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Doanh nghiệp vay vốn với lãi suất 24%/năm

Có doanh nghiệp đang phải vay với lãi suất 24%/năm. Ảnh minh họa: Văn Nam.

Theo nhiều doanh nghiệp, lãi suất vay vốn ngân hàng hiện nay đã lên tới 24%/năm và lo lắng tình trạng này kéo dài, nguy cơ đóng cửa, ngừng sản xuất sẽ xảy ra.

Ông Nguyễn Công Tuấn, Giám đốc tài chính Công ty cổ phần thực phẩm Hanco (Hanco Food) cho hay, đơn vị này hiện đang phải vay vốn sản xuất với lãi suất từ 20 - 24%, tùy từng ngân hàng. Có ngân hàng còn chào với mức 25%/năm.

Hiện tại, Hanco Food đang vay nợ khoảng 40 tỉ đồng và phải trả gần 1 tỉ đồng/tháng tiền lãi. “Mức lãi suất này là quá cao, quá sức chịu đựng của doanh nghiệp. Nếu kéo dài tình trạng này, chắc chắn doanh nghiệp sẽ không thể chịu nổi”, ông Tuấn nói.

Ông Nguyễn Trí Kiên, Giám đốc Công ty may túi xách Minh Tiến (Miti) than thở rằng đang vào mùa sản xuất, cần tiền mặt để mua nguyên phụ liệu nhưng lại đến kỳ đáo hạn ngân hàng nên phải chạy vạy khắp nơi vay tiền. Trong khi đó, khoản vay mới lại gặp những vấn đề như lãi suất quá cao, lên tới trên 22%/năm và hàng loạt điều kiện ràng buộc.

Theo ông Kiên, do vay thế chấp bằng hàng hóa tồn kho nên muốn được vay, công ty này phải có kho hàng riêng, thuê bảo vệ cho kho, mua bảo hiểm tài sản với chi phí không hề nhỏ.

Lãnh đạo một ngân hàng thương mại thừa nhận, lãi suất cho vay hiện nay là quá cao, vượt qua sức chịu đựng của doanh nghiệp. “Theo quan điểm của tôi, với tình hình như hiện nay, doanh nghiệp chỉ đủ sức duy trì được từ 6 - 9 tháng, bằng với một chu kỳ của một chính sách tiền tệ. Do vậy, nếu để tình trạng này kéo dài hơn thì sẽ rất nguy hiểm”, ông này nói.

Để giảm mức vay vốn xuống mức thấp nhất có thể, nhiều doanh nghiệp chấp nhận giảm bớt lợi nhuận, tốc độ tăng trưởng nhằm xoay vòng vốn nhanh hơn. Cách làm được khá nhiều doanh nghiệp áp dụng hiện nay là không bán thiếu, bán gối đầu cho khách hàng. Đại diện Miti nói rằng đã chấp nhận tăng chiết khấu cho khách hàng thêm 3 - 5% so với trước đây để được thanh toán sớm.

Trong khi đó, Hanco Food siết chặt công nợ đến mức tất cả các đại lý của kênh truyền thống đều phải trả bằng tiền mặt. Bên cạnh đó, các dự án đầu tư mới đã được hoãn lại, sắp xếp lại ngành nghề kinh doanh, chỉ giữ lại những ngành nghề hiệu quả, cắt giảm nhân viên, đại lý phân phối không hiệu quả…

Tuy nhiên, các biện pháp trên cũng gây những hậu quả nhất định như doanh số bán hàng không tăng, mất các cơ hội quảng bá, làm thương hiệu.

Theo các doanh nghiệp, thời điểm này mục tiêu của họ là làm sao duy trì được sản xuất chứ không dám tính đến lợi nhuận. “Mọi nguồn lực chúng tôi đã sử dụng hết. Tình trạng khó khăn này mà kéo dài thì nguy cơ đóng cửa, ngừng hoạt động là hoàn toàn có thể xảy ra”, đại diện một doanh nghiệp nói.

(Theo Thời báo kinh tế Sài Gòn)

  • HFIC - Cầu nối vốn cho doanh nghiệp
  • Thu xếp 400 tỷ cho Nhà máy Phong điện Phú Quý
  • Quyết đầu tư vào viễn thông, FPT chọn lối nào?
  • Chuẩn bị xây 8 cầu đường sắt trên tuyến Bắc-Nam
  • Cắt giảm thuế nhập khẩu từ 1-1-2012: Doanh nghiệp trong nước sẽ chịu nhiều sức ép
  • VTC và Q-mobile hợp tác xây dựng chợ nội dung số Q-Store
  • Mở cửa thị trường hàng hóa và dịch vụ: Doanh nghiệp chịu nhiều sức ép
  • Công ty CP Pico: Sự khác biệt trong “mưa” khuyến mãi
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
Thanh Dũng Furniture - Nội thất Thanh Dũng

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao