Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Đối thoại để thu hút vốn đầu tư từ Na Uy

Môi trường đầu tư kinh doanh, sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng tại Việt Nam, khả năng đầu tư vào lĩnh vực dầu khí, năng lượng, đóng tàu, thuỷ sản... cũng như những vướng mắc trong lĩnh vực đầu tư là những vấn đề được các doanh nghiệp Na Uy đề cập đến trong cuộc gặp gỡ với Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải tại Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam – Na Uy vừa diễn ra tại Hà Nội do Đại sứ quán Na Uy tại Hà Nội và Bộ Ngoại giao tổ chức.

Ông Erik Knive, Phó chủ tịch Đông Nam Á Tập đoàn SN-Power cho biết, với mong muốn mua lại một số nhà máy điện, SN-Power đã tìm kiếm cơ hội đầu tư vào lĩnh vực điện tại Việt Nam trong vài năm nay. Trước đó, SN-Power đã hợp tác và mua lại thành công một số nhà máy điện tại
Philippines, Srilanka, Ấn Độ... Mặc dù vậy, vướng mắc trong đầu tư của SN-Power là do Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) muốngiữ cổ phần chi phối, trong khi SN-Power muốn phần vốn sở hữu là 50-50. Trong thời gian tới, SN-Power hy vọng có thể tìm kiếm được cơ hội hợp tác với EVN, ông Erik Knive nói.

Theo Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải, hạn chế về cơ sở hạ tầng và năng lượng là hai yếu tố gây khó khăn cho các nhà đầu tư đến Việt Nam. Tuy nhiên, với nhu cầu sử dụng điện tăng khoảng 20%/năm, sẽ lại là cơ hội cho các nhà đầu tư trong lĩnh vực này. Bởi vậy, Việt Nam kêu gọi các doanh nghiệp Na Uy đầu tư vào sản xuất điện, lĩnh vực mà Na Uy có thế mạnh, trong đó, Chính phủ khuyến khích các doanh nghiệp Na Uy đầu tư xây dựng mới, bởi mua lại các nhà máy cũ sản lượng sẽ gia tăng không nhiều.

Sau khi đưa ra khuyến nghị về việc các doanh nghiệp Na Uy có thể đầu tư 100% vốn vào các dự án điện mới tại Việt Nam, Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải nhấn mạnh, những vướng mắc về thủ tục cần được phản hồi, để các cơ quan chức năng có thể hỗ trợ một cách khẩn trương nhất.

Ông Jan Rune Moerken, Phó chủ tịch Tập đoàn Hoegh Autoliners nhận xét, Hoegh Autoliners đến Việt Nam từ 4 năm trước và đặc biệt quan tâm đến ngành đóng tàu Việt Nam. Nhưng điều khiến Hoegh Autoliners lo ngại là thời gian gần đây có một số dự án đóng tàu phải dừng lại, đồng thời Hoegh Autoliners băn khoăn là, làm thế nào để cải thiện khả năng tài chính của ngành đóng tàu, để các doanh nghiệp Na Uy yên tâm đầu tư. Trả lời băn khoăn trên, Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải cho rằng, năm 2009, do khủng hoảng kinh tế toàn cầu, nên chủ trương của Chính phủ Việt Nam là cắt giảm 50% dự án đóng tàu để dành vốn cho các dự án hiệu quả. Trong thời gian tới, Việt Nam sẽ tiếp tục cổ phần hoá các doanh nghiệp trong ngành đóng tàu và mong doanh nghiệp Na Uy tham gia tích cực vào lĩnh vực này.

Theo ông Đỗ Anh Tuấn, Phòng Thương mại Đại sứ quán Na Uy, các dự án được doanh nghiệp Na Uy đầu tư vào Việt Nam chủ yếu thuộc lĩnh vực dầu khí, thuỷ sản… Để kêu gọi các doanh nghiệp Na Uy tiếp tục đầu tư vào Việt Nam, sắp tới Đại sứ quán Na Uy tại Hà Nội sẽ tổ chức các chương trình gặp gỡ doanh nghiệp hai nước, và đối tượng chính là các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam – Na Uy, nhằm tạo điều kiện để gia tăng trao đổi thương mại và đầu tư hai chiều. 

Điều này cũng được Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải khẳng định, Chính phủ Việt Nam luôn quan tâm và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Na Uy đầu tư, kinh doanh lâu dài và ổn định tại Việt Nam trên cơ sở bình đẳng, không phân biệt đối xử và cùng có lợi, đặc biệt trong các lĩnh vực thế mạnh của Na Uy là dầu khí, năng lượng, đóng tàu, thuỷ sản. Cụ thể hóa việc tạo điều kiện thuận lợi, theo Phó thủ tướng, Việt Nam sẽ nỗ lực hoàn thiện hệ thống pháp luật, đẩy nhanh cải cách hành chính, tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi hơn nữa cho các doanh nghiệp nước ngoài, trong đó có cộng đồng doanh nghiệp đến từ Na Uy.

Theo thống kê, năm 2009, thương mại hai chiều giữa hai nước đạt khoảng 120 triệu USD và số vốn FDI của Na Uy vào Việt Nam là 32 triệu USD đã cho thấy, dù đã có những bước phát triển tích cực trên nhiều lĩnh vực, nhưng quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Na Uy còn chưa tương xứng với tiềm năng hai nước.

(Theo Hải Yến // Báo đầu tư)

  • Tín hiệu tích cực đầu năm
  • Thử nghiệm đấu thầu qua mạng
  • Hãy gắn kết với Việt Nam!
  • Nguy cơ thiếu điện vào mùa khô
  • Những công trình đậm dấu ấn CIENCO 4
  • Dự cảm đầu năm
  • Cạnh tranh bằng chất lượng sản phẩm
  • Phải đảm bảo quỹ đất giao thông cho đô thị mới
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
Thanh Dũng Furniture - Nội thất Thanh Dũng

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao