Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

EVN “quên” 606,9 tỉ đồng chênh lệch giá bán điện

Cực kỳ khó khăn, mất rất nhiều công phu tính toán, các kiểm toán viên mới phát hiện được số tiền chênh lệch giá bán điện năm 2007 của EVN lên tới 3.402,94 tỉ đồng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng Kiểm toán Nhà nước (KTNN) Vương Đình Huệ nhấn mạnh như vậy tại cuộc họp sáng 25-11, công bố kết quả kiểm toán báo cáo tài chính năm 2007 của Tập đoàn Điện lực (EVN). Căn cứ chi tiết sản lượng điện bán cho từng nhóm đối tượng, theo từng mức giá và cấp điện áp cụ thể do 11 công ty điện lực bán cho khách hàng và lượng điện công ty mẹ tiêu thụ trực tiếp cho một số nhà máy, EVN báo cáo số tiền chênh lệch giá bán điện năm 2007 chỉ có 2.796 tỉ đồng.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chưa tập trung hết nguồn lực cho nhiệm vụ chính

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Theo thống kê của KTNN, hết ngày 31-12-2007, tổng tài sản của EVN hơn 11,49 tỉ USD, EVN đầu tư tài chính dài hạn 47.438 tỉ đồng. Trong đó, đầu tư vào lĩnh vực viễn thông điện lực 1.113,5 tỉ đồng (chiếm 2,24% vốn đầu tư); lĩnh vực ngân hàng 802 tỉ đồng; 198,6 tỉ đồng vào chứng khoán; 125,3 tỉ đồng vào bảo hiểm; 56,2 tỉ đồng vào bất động sản; đầu tư khác và mua công trái, trái phiếu là 1.275,7 tỉ đồng. Như vậy, lượng vốn đầu tư ngoài lĩnh vực sản xuất, kinh doanh điện lên tới 3.590,5 tỉ đồng, chiếm 7,22% vốn đầu tư và 4,82% tổng nguồn vốn chủ sở hữu. “Điều này cho thấy EVN chưa huy động và tập trung hết các nguồn lực cho việc thực hiện mục tiêu chính của mình” - ông Vương Đình Huệ nói.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

KTNN cũng chỉ rõ một số yếu kém trong quản lý tài sản của EVN. Chẳng hạn, Công ty Viễn thông Điện lực bị chiếm dụng, phát sinh nợ khó đòi lớn. Công ty Điện lực TPHCM tồn nợ khó đòi tới 35 tỉ đồng. Lượng vật tư tồn kho có giá trị lớn gây ứ đọng vốn trong khi phải huy động vốn vay ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh (Công ty Điện lực I hơn 915 tỉ đồng, bằng 17,3% vốn chủ sở hữu; Công ty Điện lực TPHCM hơn 902 tỉ đồng, bằng 40,2% vốn chủ sở hữu). Công ty Điện lực TPHCM còn bị phát hiện sử dụng vốn vay ngân hàng để xây dựng sân tennis.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Lấy lỗ ra dọa?

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Đầu năm nay, EVN đề xuất tăng giá bán điện, vì lý do nếu không thì sẽ lỗ 1.400 tỉ đồng; nếu điều chỉnh theo đúng lộ trình, EVN chỉ lỗ khoảng 500 tỉ đồng. Gần đây nhất, để thực hiện lộ trình điều chỉnh giá điện áp dụng giai đoạn 2009-2012, EVN lại xây dựng các phương án điều chỉnh giá điện trình Bộ Công Thương. Mức giá bán điện bình quân năm 2009 là 1.017 đồng/KWh và đến 2012 sẽ là 1.125 đồng/KWh.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trên thực tế, theo kết quả kiểm toán, năm 2007, cả nước tiêu thụ 58.444 triệu KWh, giá bán 860,14 đồng/KWh, giá thành sản xuất là 777,25 đồng/KWh (15,48% sản lượng cho nhu cầu sinh hoạt giá 550 đồng/KWh, 10,85% bán buôn cho khu vực nông thôn giá 390 đồng/KWh). Lợi nhuận trước thuế là 4.376 tỉ đồng, đạt 7,52% trên doanh thu. Kể cả trường hợp tách riêng tính 3.402 tỉ đồng chênh lệch thu được từ tăng giá điện, chuyển thẳng vào quỹ đầu tư thì lợi nhuận của EVN sẽ còn hơn 973,4 tỉ đồng, tính riêng lợi nhuận điện thì đơn vị này lỗ hoạt động sản xuất kinh doanh điện 506 tỉ đồng.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tăng giá điện, phải tính toán kỹ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trước đề nghị tăng giá bán điện, KTNN đề nghị Chính phủ nghiên cứu kết quả kiểm toán này, kết quả phân tích chi phí giá thành điện để sử dụng như một căn cứ quan trọng trong việc cân nhắc mức giá và thời điểm điều chỉnh. Việc điều chỉnh này phải vừa đạt mục tiêu đầu tư phát triển kinh tế dài hạn vừa tránh tác động tiêu cực đến nền kinh tế và đời sống nhân dân; phải theo nguyên tắc bù đắp được chi phí sản xuất, có mức lãi phù hợp, không bao cấp tràn lan, không bù chéo. Đồng thời bảo đảm nguyên tắc Nhà nước tiếp tục hỗ trợ cho người nghèo, người có thu nhập thấp và vùng nông thôn.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Để giảm giá thành sản xuất điện, ngoài giảm tỉ lệ thất thoát điện năng, ngành điện cần tính đến vấn đề nhân lực. Chẳng hạn, đội ngũ đi thu tiền điện hiện nay là đông nhất dù có thu nhập thấp nhất toàn ngành thì mỗi tháng cũng vẫn tới 4,007 triệu đồng/người. Tính chung, lương bình quân khối sản xuất kinh doanh điện là hơn 4,386 triệu đồng/người; lương các đơn vị sản xuất điện hơn 4,6 triệu đồng; lương khối các đơn vị cổ phần tư vấn xây dựng gần 6,9 triệu đồng/người; lương Công ty Viễn thông Điện lực gần 5,8 triệu đồng/người/tháng...
 

(Theo báo Người lao động )

 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
Thanh Dũng Furniture - Nội thất Thanh Dũng

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao