Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Ðầu tư hàng chục tỷ đồng,hoạt động kém hiệu quả

Cảng neo đậu tàu, thuyền trú bão Tịnh Hòa (Sơn Tịnh, Quảng Ngãi) được đầu tư hàng chục tỷ đồng nhưng hiệu quả sử dụng kém. Hiện nay luồng lạch hẹp và cạn nên tàu, thuyền ra vào cảng gặp nhiều khó khăn. Thêm vào đó, trên dòng sông Kinh - cửa ngõ ra vào cảng, lại có đường dây điện cao thế vắt ngang rất nguy hiểm cho tàu, thuyền mỗi khi vào cập bến hoặc trú bão.


Tháng 6-2004, tỉnh Quảng Ngãi đầu tư hơn 36 tỷ đồng xây dựng cảng cá và khu neo đậu tàu, thuyền trú bão ở xã Tịnh Hòa (gọi tắt là cảng Tịnh Hòa), huyện Sơn Tịnh (trong đó nguồn vốn của Chính phủ Australia hỗ trợ 25 tỷ đồng, kinh phí còn lại do ngân sách tỉnh đầu tư).

Công trình gồm bốn hạng mục chính là: Cầu neo buộc tàu, bến cảng, nhà phân loại cá có bể xử lý nước thải, trạm bơm nước và nhà quản lý.

Theo thiết kế, cảng Tịnh Hòa phục vụ cho gần 400 tàu, thuyền của ngư dân các xã Tịnh Hòa, Tịnh Kỳ, Tịnh Khê (huyện Sơn Tịnh); xã Bình Châu (huyện Bình Sơn) và một số xã lân cận.

Công trình được nghiệm thu và đưa vào khai thác từ tháng 7-2008 đến nay, nhưng hiệu quả sử dụng rất kém. Khi có mưa, bão, tàu, thuyền vào cảng neo đậu trú bão thường gặp sự cố về luồng lạch. Ngay trong cơn bão số 9 vừa qua, số lượng tàu vào cảng trú bão cũng rất hạn chế.

 Nguyên nhân chính là luồng lạch quá hẹp, mức nước cạn không bảo đảm cho những tàu, thuyền vào cập bến trú bão.

Do đầu tư không đồng bộ về dịch vụ hậu cần nghề cá, ngư dân khó khăn trong việc thu mua, chế biến hải sản.

Hiện nay, ngư dân rất ngại đưa tàu, thuyền vào cảng Tịnh Hòa, mà chỉ tập trung tại khu vực hạ lưu sông Kinh thuộc cảng Sa Kỳ, cách đó 5 km,  thường xuyên gây cản trở giao thông đường thủy.

Mới đây, Sở nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Ngãi cử đoàn cán bộ chuyên môn xuống kiểm tra thực tế mức nước sông Kinh và luồng lạch chính nơi tàu, thuyền ra vào cập cảng Tịnh Hòa.

Kết quả kiểm tra cho thấy, luồng lạch chính cho tàu vào cảng hiện nay không  bảo đảm an toàn, nhiều chỗ bị bồi lấp, mức nước cạn không đạt tiêu chuẩn cho tàu, thuyền vào cảng neo đậu... 

Một nguyên nhân khác khiến tàu thuyền vào cập cảng Tịnh Hòa hạn chế là tại cửa sông Kinh có đường dây điện cao thế vắt ngang rất nguy hiểm.

Mới đây, tàu QNg 91576 TS có công suất 420CV do ông Võ Một ở huyện Tư Nghĩa làm thuyền trưởng  điều khiển, khi vào cảng Tịnh Hòa trú bão thì cột buồm đã vướng vào dây điện cao thế. Rất may là ông Một kịp dừng tàu, 13 thuyền viên thoát hiểm trong gang tấc.

Ông Nguyễn Văn Hội, một ngư dân ở xã Tịnh Hòa, huyện Sơn Tịnh cho biết, vào ban đêm, tàu, thuyền lỡ gặp gió to, sóng lớn cũng không dám vào cảng Tịnh Hòa, vì đường dây điện chẳng khác nào "cái bẫy" rất nguy hiểm.

Năm 2007, có một tàu đánh cá vào trú bão ở cảng Tịnh Hòa đã va vào dây điện làm chết một thuyền viên...

Chủ tịch UBND xã Tịnh Hòa, Ðỗ Tiến Dũng cho biết: Nhiều lần chính quyền địa phương và ngư dân kiến nghị  ngành điện lực kéo lại đường dây này nhưng  đến nay chưa được giải quyết.

Ðể bảo đảm cho tàu, thuyền cập cảng an toàn, khai thác hiệu quả công trình có vốn đầu tư lớn như vậy, đề nghị các ngành chức năng tỉnh Quảng Ngãi sớm tiến hành kiểm tra và khắc phục kịp thời những sự cố về luồng lạch, bến bãi bảo đảm an toàn nâng cao hiệu quả hoạt động của cảng Tịnh Hòa.

(Theo báo Nhân dân )

 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
Thanh Dũng Furniture - Nội thất Thanh Dũng

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao