Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

10 nhân vật tiêu biểu cho lĩnh vực CNTT-TT

10 nhân vật tiêu biểu cho lĩnh vực CNTT-TT của Việt Nam trong giai đoạn 2000-2009. - tinkinhte.com
10 nhân vật tiêu biểu cho lĩnh vực CNTT-TT của Việt Nam trong giai đoạn 2000-2009. Ảnh: Thu Huyền
Sáng nay, tại Hà Nội, 10 nhân vật tiêu biểu cho lĩnh vực CNTT-TT của Việt Nam trong giai đoạn 2000-2009 do các nhà báo trong lĩnh vực CNTT và báo Bưu Điện thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông bình chọn đã được chính thức công bố.
 
Đây là những nhân vật đã có những đóng góp quan trọng, thiết thực và hiệu của cho sự phát triển của CNTT-TT Việt Nam trong một thập kỷ qua.

Dưới đây là danh sách 10 nhân vật (xếp theo thứ tự ABC)

1. Ông Trương Gia Bình, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty FPT -  “Tượng đài” của ngành phần mềm Việt Nam

Ông Trương Gia Bình sinh năm 1956 tại Hà Nội. Ông là một trong những thành viên chủ chốt sáng lập ra Công ty cổ phần FPT (Công ty được thành lập ngày 13/9/1988 với 13 thành viên sáng lập).

Từ năm 1988 đến năm 2008, ông Trương Gia Bình là Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc của FPT, đưa Công ty FPT trở thành Công ty CNTT hàng đầu Việt Nam sau 20 năm thành lập và hoạt động.

Ông Trương Gia Bình còn được biết đến với vai trò đầu tàu trong việc phát triển một trong những doanh nghiệp phần mềm đầu tiên tại Việt Nam là Công ty cổ phần phần mềm FPT, cùng chiến lược toàn cầu hóa vào năm 1999. Ông cũng là người tham gia rất tích cực vào việc xây dựng Nghị quyết 07/CP của Chính phủ ngày 5/6/2000 về phát triển công nghiệp phần mềm Việt Nam giai đoạn 2000-2005, cùng việc tham gia tích cực thành lập và xây dựng nên Hiệp hội Doanh nghiệp Phần mềm Việt Nam (VINASA).

2. Ông Chu Hảo, Nguyên thứ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường - "Bộ óc" mở về phát triển CN phần mềm và thu hút công nghệ cao

Ông Chu Hảo bắt đầu gắn bó với CNTT với vai trò là Chánh văn phòng Chương trình quốc gia về phát triển CNTT từ năm 1995. Sau đó một năm (1996), ông được bổ nhiệm làm Thứ trưởng Bộ KH&CN (khi đó là Bộ quản lý nhà nước về CNTT), đồng thời giữ chức Trưởng ban quản lý Khu công nghệ cao Hòa Lạc.

Trong 10 năm 2000-2009, khi còn là Thứ trưởng Bộ KH&CN, ông Hảo có vai trò lớn trong việc thuyết phục Chính phủ ban hành Nghị quyết 07/CP năm 2000 đặt ra mục tiêu đưa phần mềm trở thành ngành công nghiệp đạt doanh thu 500 triệu USD vào năm 2005.

Đây là văn bản đặt nền móng cho sự phát triển ngành công nghiệp phần mềm Việt Nam và cũng là cơ sở cho sự ra đời những chính sách ưu cho công nghiệp phần mềm sau đó. Tuy nhiên, mục tiêu 500 triệu USD của ngành phần mềm đã không thành công, phải đến 2 năm sau ngành phần mềm (2007) này mới đạt được.

Trước năm 2000, ông Hảo có dấu ấn rất lớn trong việc thuyết phục Chính phủ đưa Internet vào Việt Nam. Sau khi được tiếp xúc với Internet lần đầu tại Mỹ vào năm 1995, ông Hảo cùng với các ông Mai Liêm Trực, Đỗ Trung Tá, Nguyễn Khánh Toàn đã tích cực thuyết phục Chính phủ mở dịch vụ Internet. Sau thời gian dài nỗ lực, dự án mở Internet ở Việt Nam đã được Chính phủ chấp nhận, đánh dấu sự xuất hiện của Internet ở Việt Nam từ năm 1997.

3. Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Viễn thông Quân đội – “Linh hồn” cỗ máy đưa di động, Internet nhanh chóng trở thành dịch vụ bình dân

Năm 2000, Viettel bắt đầu bước chân vào thị trường Viễn thông với dịch vụ điện thoại giá rẻ đờng dài trong nước (VoIP).

Đây là dịch vụ viễn thông đầu tiên được mở ra để cạnh tranh trên thị trường viễn thông lúc bấy giờ. Thời điểm đó, dịch vụ VoIP được mệnh danh là 'thu hồi vốn trong 1 ngày". Từ dịch vụ này Viettel đã tiến đến cuộc cách mạng thứ hai là mở mạng di động vào tháng 9/2004.

Trước đó năm 2003, liên doanh SPT và SK Telecom đã khai trương mạng di động S-Fone. Nhưng thị trường di động chỉ bị phá vỡ thế độc quyền khi Viettel chính thức cung cấp dịch vụ và góp phần lớn định nghĩa lại dịch vụ từ xa xỉ trở thành bình dân.

Năm 2006, Viettel bắt đầu tiến ra thị trường nước ngoài với việc cung cấp dịch vụ viễn thông và Internet tại thị trường Campuchia và sau đó là cung cấp dịch vụ di động tại Lào và Campuchia trong năm 2009.

Chỉ sau 9 năm bước vào thị trường viễn thông Việt Nam, Viettel đã bước đi từ con số không đến trở thành doanh nghiệp có mạng di động lớn nhất Việt Nam và có tiếng vang ra quốc tế. Liên tục trong 5 năm liền Viettel đạt mức tăng trưởng doanh thu năm sau gấp đôi năm trước.

4. Ông Đặng Hữu, Nguyên Trưởng ban khoa giáo trung ương, nguyên Bộ trưởng Bộ Khoa học - Công nghệ và Môi trường – “Người đứng sau” Chỉ thị 58 Bộ Chính trị

Trong thập kỷ đầu tiên của thế kỷ 21, GS. Viện sĩ Đặng Hữu được coi là người có đóng góp quan trọng nhất trong việc xây dựng và trình Bộ Chính trị TW Đảng khóa VIII ban hành Chỉ thị 58/CT-TW ngày 17/10/2000 về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNTT phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Đây là chỉ thị quan trọng, với nhiều quan điểm phát triển mang tính cách mạng và đột phá, thể hiện quyết tâm của Đảng trong việc ứng dụng và phát triển CNTT - một trong những động lực quan trọng nhất của sự phát triển - phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Bản chỉ thị này đã tạo nền tảng vững chắc và quan trọng cho sự phát triển của CNTT-TT Việt Nam trong thập kỷ qua.

5. Ông Vũ Hoàng Liên, Giám đốc Công ty Điện toán và Truyền số liệu VDC - “thuyền trưởng” của VDC

VDC là doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet và có công lớn trong việc đưa công nghệ ADSL vào Việt Nam từ ngày 1/7/2003 với thương hiệu MegaVNN.

Từ khi Việt Nam có Internet băng rộng, số lượng người được sử dụng dịch vụ này tăng lên với cấp số nhân. Internet từ chỗ là thứ xa xỉ phẩm, chỉ là băng hẹp, giá cao, các dịch vụ hạn chế nay đã trở nên phổ biến với nhiều dịch vụ gia tăng, với khoảng 30% dân số Việt Nam sử dụng. ADSL đã thúc đẩy sự phát triển bùng nổ của các dịch vụ nội dung số, đặc biệt là game online, mạng xã hội và những dịch vụ giải trí như nhạc số…. và trở thành phần không thể thiếu của xã hội ngày nay.

6. Ông Nguyễn Thiện Nhân, Phó Thủ tướng Chính Phủ, Trưởng Ban chỉ đạo Quốc gia về CNTT - Tầm nhìn về phần mềm, nhân lực và Ứng dụng CNTT vào cải cách hành chính

Giới CNTT nói riêng và người dân TP.HCM nói chung, khi nhắc đến ông Nhân luôn để lại trong họ những dấu ấn về những công trình: Dự án xây dựng Công viên phần mềm Quang Trung (QTSC)- Ông là người đề xuất quan trọng thành lập và Ông đã dồn công sức, trí tuệ, thời gian để kiêm luôn Trưởng ban chỉ đạo Dự án này.

Bên cạnh đó, ông đã chỉ đạo kiên quyết phải xây dựng cho được “Cổng thông tin TP.HCM - HCM - City web”. Đây là một trong những cổng thông tin của cơ quan chính quyền đầu tiên ở VN, góp phần thay đổi nhiều trong mối quan hệ thông tin giữa chính quyền thành phố và nhân dân. Góp phần ứng dụng tin học vào đời sống thường ngày, cải cách các thủ tục hành chính, giảm phiền hà của người dân với những cơ quan công quyền.

Từ TP đến các quận–huyện TP.HCM. Ngoài ra, ở giai đoạn 2000-2005 trong chương trình phát triển CNTT, ông cũng đã có nhiều sáng kiến đề xuất thành lập quỹ đào tạo nhân lực CNTT và cả trong những hoạt động xúc tiến thu hút đầu tư vào TP.HCM.

7. Ông Thân Trọng Phúc, Nguyên Tổng giám đốc Intel - Đưa Intel về Việt Nam

Tháng 1/2000, ông Thân Trọng Phúc được bổ nhiệm làm Giám đốc Intel tại Việt Nam, chịu trách nhiệm phát triển các hoạt động kinh doanh của Intel ở Việt Nam. Năm 2002, ông gánh thêm trách nhiệm kinh doanh của Intel ở thị trường Lào và Campuchia.

Trong 9 năm làm việc tại Intel Việt Nam, ông Thân Trọng Phúc đã góp phần quan trọng vào sự thành công của hãng sản xuất chip hàng đầu thế giới này tại thị trường Việt Nam, Lào và Campuchia. Thị phần chip của Intel tại Việt Nam hiện đạt hơn 90% (thị phần của Intel trên toàn cầu hiện là khoảng 80%), đưa Intel Việt Nam trở thành một trong số ít các công ty của Intel trên toàn cầu hoạt động hiệu quả và sáng tạo trong lĩnh vực bán hàng. Sự thành công của Intel tại thị trường Việt Nam cũng góp phần không nhỏ vào sự phát triển và phổ cập của máy tính và CNTT tại Việt Nam trong thập kỷ qua.

Ông Thân Trọng Phúc cũng được biết đến với vai trò là cầu nối thành công giữa Intel với Chính phủ Việt Nam, mà nổi bật trong đó là việc góp phần đưa dự án đầu tư xây dựng nhà máy kiểm định và đóng gói chip Intel (ATM) – nhà máy lớn nhất của Intel trong hệ thống 7 nhà máy của hãng trên toàn thế giới - trị giá 1 tỷ USD về Khu Công nghệ cao TP. HCM năm 2006. Nhà máy của Intel tại Việt Nam sẽ chính thức đi vào hoạt động trong năm 2010 này.

8. Ông Nguyễn Tử Quảng, Giám đốc Trung tâm An ninh mạng, Đại học Bách khoa Hà Nội

Nguyễn Tử Quảng, sinh năm 1975, khi còn là sinh viên năm thứ 3 vào năm 1995 đã viết phiên bản đầu tiên của phần mềm diệt virus BKAV (Bách khoa Antivirus) và cung cấp miễn phí trên phạm vi cả nước. Đến năm 1997, phần mềm này được cung cấp miễn phí trên mạng ngay sau khi Việt Nam kết nối với mạng Internet toàn cầu.

Theo số liệu Bkis cung cấp, phần mềm BKAV có 10,5 triệu người sử dụng sản phẩm với 110.000 lượt người truy cập/ngày, sản phẩm đã có mặt ở 103 quốc gia và vùng lãnh thổ. Tính đến cuối quý III/2009, BKAV chiếm khoảng 85% thị phần phần mềm diệt virus có bản quyền ở Việt Nam

Trên cơ sở thành công của Bkis, năm 2003, Nguyễn Tử Quảng thành lập Công ty BKAV cung cấp các dịch vụ an ninh mạng, phần mềm đóng gói và dịch vụ chứng thực chữ ký số (PKI). Công ty BKAV hiện có 615 nhân viên. Không chỉ cung cấp sản phẩm ở thị trường nội địa, Nguyễn Tử Quảng cho biết từ giữa năm 2010 sẽ đưa phần mềm BKAV ra thị trường toàn cầu, cạnh tranh với những tên tuổi lớn như Symantec, McAfee.

9. Ông Đỗ Trung Tá, Phái viên của Thử tướng chính phủ về CNTT, Nguyên Bộ trưởng Bộ Bưu chính Viễn thông (nay là Bộ Thông tin và Truyền thông) - Tâm huyết ‘phủ sóng’ viễn thông, Internet vùng nông thôn

Khi là lãnh đạo VNPT hay sau này là Bộ trưởng Bộ Bưu chính, Viễn thông, ông mong muốn làm sao quan tâm hơn nữa đến khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, chiếm khoảng 70% dân số Việt Nam bởi theo ông sự khi thành phố đang dần ở mức bão hoà về nhu cầu dịch vụ viễn thông, CNTT, mỗi người cần hiểu rằng, càng tới mức bão hoà bao nhiêu thì khoảng cách nông thôn - thành thị càng xa bấy nhiêu.

Vì vậy, một mục tiêu khi còn là Bộ trưởng Bưu chính Viễn thông ông Tá luôn đặt ra là phải quyết đẩy nhanh hơn để thu hẹp khoảng cách số. Khoảng cách số không chỉ nói về kỹ thuật mà là thông tin, sự gần gũi của chính quyền với người dân. Khi chính phủ điện tử ra đời, Chính phủ phục vụ các dịch vụ công tốt cho người dân, người dân gần gũi với chính phủ hơn.

Có thể điểm một số các thành công nổi bật của BCVT Việt Nam dưới thời quản lý,chỉ đạo của ông Đỗ Trung Tá như:

- Hiện đại hóa mạng viễn thông Việt Nam với công nghệ hiện đại theo quan điểm đi tắt đón đầu về công nghệ, phát triển 02 mạng di động MobiFone và VinaPhone;

- Phát triển hệ thống 8000 Điểm Bưu điện Văn hoá xã. 

- Phủ sóng viễn thông đến 100% số xã trong cả nước vào năm 2005;

- Khởi động chương trình đưa Internet đến trường học;

- Phóng thành công vệ tinh VINASAT1. 

10. Ông Mai Liêm Trực, Nguyên thứ trưởng thường trực Bộ Bưu chính Viễn thông, nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Bưu điện - Người mở đường cho bùng nổ Internet

Ông Mai Trực sinh năm 1944, tốt nghiệp Đại học Kỹ thuật Dresden (Đức) và thông thạo 5 ngoại ngữ. Năm 1979, ông bảo vệ luận án tiến sỹ ngành kỹ thuật thông tin liên lạc Đại học Kỹ thuật Dresden (Đức).

Ông sớm nhận thức ra xu hướng phát triển Internet, đã thuyết phục các nhà lãnh đạo Việt Nam cho mở Internet và tạo điều kiện về mặt quản lý nhà nước cho Internet phát triển, với một quan điểm quản lý nổi tiếng và mang tính đột phá “năng lực quản lý phải theo kịp với yêu cầu phát triển”, thay cho tư duy quản lý cũ là “quản lý được đến đâu, mở ra đến đó”.

Chính quan điểm phát triển trên đã mang lại sự bùng nổ của Internet tại Việt Nam trong thập kỷ qua, góp phần rất lớn vào sự phát triển của CNTT-TT Việt Nam nói riêng cũng như sự phát triển và đổi mới của đất nước nói chung.

Cho dù từng là Tổng giám đốc của VNPT, song TS. Mai Liêm Trực cũng là người ủng hộ việc phá bỏ độc quyền doanh nghiệp trong lĩnh vực viễn thông. Ông là người rất tạo điều kiện cho những doanh nghiệp mới phát triển như Viettel hay S-Fone, phá bỏ thế độc quyền của VNPT trong lĩnh vực này, mang lại sức phát triển mạnh mẽ cho viễn thông Việt Nam trong những năm qua.

(Theo Đức Huy // Báo đầu tư)

  • Xuất khẩu phần mềm hướng tới châu Âu
  • Amdocs muốn vào thị trường Việt Nam
  • Chặng đua “hậu 3G”
  • Ngày tàn của một đế chế (II)
  • Đại lý vé Indochina Airlines sẽ được trả lại tiền đặt cọc
  • Hạn chế taxi vì số lượng lớn?
  • Điện máy nhờ dịch vụ
  • Khatoco - ấn tượng một thương hiệu
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
Thanh Dũng Furniture - Nội thất Thanh Dũng

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao