Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Không chia cột nhưng lại muốn roaming

EVN Telecom muốn tự động roaming với các nhà mạng khác. - tinkinhte.com
EVN Telecom muốn tự động roaming với các nhà mạng khác. Ảnh: Đức Thanh
Trong khi câu chuyện giá thuê cột điện vẫn chưa ngã ngũ, EVN lại mong muốn Bộ Thông tin và Truyền thông "giúp" để EVN Telecom có thể roaming (chuyển vùng) với các mạng di động khác.
 
Lý do được EVN đưa ra là các mạng di động GSM của Việt Nam đều đã roaming với các mạng di động trên thế giới tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng khi ra nước ngoài. Vậy tại sao các nhà mạng trong nước lại không cho phép nhau roaming?
Chẳng hạn như MobiFone hiện đã cho phép các thuê bao của mình roaming với 50 mạng 3G khác trên thế giới. Còn Viettel cũng đã cho phép khách hàng của mình roaming với các nhà mạng tại trên 60 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới.

Tuy nhiên, đề nghị này của EVN xem ra không mấy khả thi. Vì việc cho phép roaming hay không là do sự thoả thuận của các doanh nghiệp dựa trên lợi ích của từng bên. Nếu cho phép các mạng nhỏ roaming, đương nhiên các nhà mạng này sẽ có được vùng phủ sóng không thua gì các nhà mạng lớn.

Trước đây, Viettel khi mới tham gia thị trường cũng đã đề nghị được roaming với 2 nhà mạng thuộc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) nhưng không được chấp thuận.

Và tại thời điểm này, theo một lãnh đạo của Viettel, khi hạ tầng của Viettel đã rộng khắp, VNPT lại muốn roaming với Viettel nhưng Viettel vẫn chưa chấp thuận.

Và ngay cả 2 nhà mạng cùng chung một mẹ của VNPT, trước đây khi chưa triển khai mạng 3G các thuê bao có thể tự động roaming khi mất sóng. Nhưng khi hai nhà mạng này triển khai mạng 3G, tất cả các thuê bao lại chưa được phép roaming tự động.

Như vậy, câu chuyện dùng chung hạ tầng giữa các mạng di động xem ra vẫn chưa có hồi kết.

Bộ Thông tin và Truyền thông với cương vị cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực viễn thông đang mong chờ sự ra đời chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về quản lý và phát triển hạ tầng viễn thông dự kiến sẽ được trình trong quý I này. Đây sẽ là cơ sở để Bộ này hối thúc buộc các doanh nghiệp viễn thông dùng chung hạ tầng thay cho việc khuyến khích dùng chung như hiện nay.

Bên cạnh đó, Bộ cũng đang hoàn thành dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết thu hành một số điều của Luật Viễn thông trong đó có vấn đề dùng chung hạ tầng để có thể ban hành vào tháng 7/2010 khi Luật Viễn thông có hiệu lực.

Roaming (chuyển vùng) cho phép các thuê bao chuyển từ vùng này sang vùng khác vẫn duy trì được hoạt động. Một thuê bao muốn roaming được thì 2 nhà mạng phải ký kết hợp đồng roaming với nhau và thuê bao phải được mở dịch vụ roaming.

(Theo Đức Huy // Báo đầu tư)

  • Vidamco công bố bảng giá mới
  • Tổng công ty Hàng hải vượt qua khó khăn, thử thách, vươn ra biển lớn
  • Công ty Cao-su Dầu Tiếng chuyển đổi thành Công ty TNHH MTV Cao-su Dầu Tiếng
  • Vietnam Airlines nhận vận chuyển đào, mai
  • Bớt quảng cáo, bớt đại lý để giảm giá thức ăn chăn nuôi
  • Lấn cấn đối tượng hỗ trợ
  • Vietnam Airlines tăng mạnh số chuyến bay trong dịp Tết
  • JAL sẽ không trở thành hãng hàng không giá rẻ
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
Thanh Dũng Furniture - Nội thất Thanh Dũng

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao