Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Lilama- tổng thầu hàng đầu của Việt Nam

Sau 50 năm xây dựng và phát triển, Tổng Công ty lắp máy Việt Nam (Lilama)  không chỉ được biết đến là một nhà thầu xây lắp, chế tạo thiết bị có uy tín mà còn là một trong những tổng thầu EPC (tư vấn, thiết kế - cung cấp thiết bị - xây lắp, vận hành) hàng đầu của Việt Nam.

Pó Thủ tướng Hoàng Trung Hải gắn Huân chương Độc lập hạng Nhất lên lá cờ truyền thống của Lilama - Ảnh Chinhphu.vn

Ngày 1/12, tại lễ kỷ niệm 50 năm ngày truyền thống ngành lắp máy Việt Nam, thay mặt Đảng, Nhà nước trao Huân chương Độc lập hạng Nhất cho Lilama, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đánh giá cao những đóng góp, dấu ấn của các cán bộ, kỹ sư, công nhân lắp máy Việt Nam trên hầu hết các công trình trọng điểm, lịch sử của đất nước.

Là doanh nghiệp nhà nước, hoạt động trong lĩnh vực xây lắp, chế tạo thiết bị, Lilama đã góp mặt trên nhiều công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp, tiêu biểu như các công trình thủy điện Thác Bà, Hòa Bình, Phả Lại, Trị An, Sơn La, Nhà máy phân đạm Hà Bắc, Xi măng Bỉm Sơn, Hoàng Thạch, Giấy Bãi Bằng…

Hiện Lilama không chỉ được biết đến là một nhà thầu xây lắp, chế tạo thiết bị có uy tín mà còn là một trong những tổng thầu EPC (tư vấn, thiết kế - cung cấp thiết bị - xây lắp, vận hành) hàng đầu của Việt Nam với nhiều công trình tiên phong ghi dấu thành công như Nhiệt điện Uông Bí, Cà Mau, Nhơn Trạch, Vũng Áng...

Trong bối cảnh hội nhập, cạnh tranh gay gắt trong ngành cơ khí, chế tạo, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải mong muốn Lilama xây dựng được chiến lược phát triển “không chỉ là doanh nghiệp có thương hiệu trong nước mà còn phải vươn ra thị trường thế giới” với các mục tiêu, giải pháp hết sức cụ thể. Trong đó, ưu tiên số một là nâng cao năng lực tổng thầu, giành được những công việc có giá trị chất xám, giá trị gia tăng cao, xây dựng văn hóa doanh nghiệp riêng về kỷ luật, năng suất lao động, đánh giá kết quả hoạt động bằng giá trị thay thế cho khối lượng như hiện nay.

Được thành lập vào ngày 1/12/1960, tiền thân là Công ty Lắp máy, đến nay, Lilama là Tổng Công ty với 39 đơn vị thành viên và liên kết với 25.000 cán bộ, nhân viên.

Theo Tổng Giám đốc Lê Văn Tuấn, đến nay Lilama là công ty nòng cốt của ngành lắp máy Việt Nam, có giá trị sản lượng đạt trên 1 tỷ USD/năm, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt từ 20-25%.

Trong giai đoạn phát triển 2011-2015, Lilama xác định lĩnh vực cơ khí chế tạo thiết bị và lắp máy là một trong những lĩnh vực nòng cốt, phấn đấu nâng cao khả năng tư vấn thiết kế, chế tạo thiết bị đến 70% về khối lượng, tập trung đầu tư chuyên môn hóa sâu về chế tạo cơ khí, hoàn thành đúng tiến độ, chất lượng các công trình trúng thầu, tổ chức triển khai ứng dụng công nghệ, khoa học kỹ thuật trong hoạt động sản xuất, kinh doanh./.

(Theo Nguyên Linh // Tin Chính phủ)

  • Khánh thành hệ thống pin mặt trời nối lưới đầu tiên tại Việt Nam
  • Doanh nghiệp “hụt hơi” chống hàng giả, hàng nhái
  • Tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn doanh nghiệp nhỏ
  • Cửu Long sẽ có 1.500 taxi chạy bằng khí LPG
  • Nhiều cơ hội làm việc tại các doanh nghiệp Pháp
  • Vinashin “vắng mặt” trong top 10 doanh nghiệp Việt
  • Cổ phần hóa vướng “lợi thế đất”
  • Lo biến động tỷ giá, Nissan tính chuyển nhà máy
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
Thanh Dũng Furniture - Nội thất Thanh Dũng

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao