Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Nhà máy của tình hữu nghị Việt - Lào

Công ty Việt Lào (Vilaco) chuyên khai thác, chế biến thạch cao tại tỉnh Khăm Muộn (CHDCND Lào) thuộc Tổng Công ty và Khoáng sản Hà Tĩnh (Mitraco). Ðây là công ty đầu tiên của tỉnh Hà Tĩnh và  Mitraco đầu tư ra nước ngoài trên lĩnh vực khoáng sản. Ðược sự hỗ trợ từ phía bạn, công ty làm ăn ngày càng phát đạt, góp phần tô thắm thêm tình hữu nghị Việt - Lào.

Từ Hà Tĩnh vượt gần 400 km, qua Cửa khẩu Cha Lo (Quảng Bình) đến tỉnh Khăm Muộn, CHDCND Lào, chúng tôi có mặt tại bản Tưng, huyện Xêbangfai dự lễ khánh thành Nhà máy chế biến bột thạch cao do Vilaco đầu tư. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Võ Kim Cự (nguyên là Tổng Giám đốc Mitraco) dẫn đầu đoàn đại biểu của tỉnh Hà Tĩnh tham dự sự kiện lớn này cho biết, trước đây ông đã nhiều lần lăn lộn sang Lào để tìm cơ hội đầu tư, nhờ sự giúp đỡ của bạn nên đã tìm được mỏ thạch cao Xêbangfai và đặt nền móng cho việc xây dựng nhà máy chế biến bột thạch cao này. Mỏ thạch cao này do một đối tác nước ngoài khác đầu tư nhưng làm ăn không hiệu quả nên đã bỏ nhiều năm...

 

Giám đốc Vilaco Dương Tất Thắng không giấu được niềm vui và tự hào: Từ một đội sản xuất nhỏ, chỉ sau mấy năm đã trở thành một công ty nước ngoài làm ăn có uy tín ở Lào. Vilaco hiện là nhà cung cấp thạch cao lớn nhất cho các bạn hàng ở Việt Nam và xuất khẩu sang các nước khác. Ở Việt Nam giờ đây, thạch cao Vilaco đã thay thế hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, Thái-lan. Năm 2008, công ty đã sản xuất được 181.700 tấn sản phẩm, tăng gấp đôi so với năm 2007, doanh thu đạt hơn 70 tỷ đồng, lợi nhuận đạt hơn 8 tỷ đồng. Sáu tháng đầu năm 2009, tuy kinh tế thế giới  suy thoái, sản xuất gặp khó khăn, nhưng đơn vị vẫn sản xuất và tiêu thụ được 128 nghìn tấn, tăng 28% so với cùng kỳ năm trước... Nhà máy chế biến thạch cao bột và dây chuyền nghiền thạch cao đi vào hoạt động sẽ tăng hiệu quả kinh tế, góp phần giải quyết việc làm cho khoảng 200 lao động, trong đó phân nửa là con em các bộ tộc Lào, với mức thu nhập bình quân từ 2 đến 4,5 triệu đồng Việt Nam/tháng (tương đương 1-2 triệu Kíp - tiền Lào). Tiếp xúc với lao động bạn làm việc tại đây, chúng tôi thấy họ yên tâm gắn bó với công việc. Với phát âm tiếng Việt khá chuẩn, anh BayPhon (27 tuổi) ở Bản Huaxe làm công nhân trực máy từ năm 2007 cho chúng tôi biết: Mức thu nhập này đối với người Lào ở đây là rất tốt, vì một người đi làm có thể nuôi được gia đình.. Còn Ni-phôn Xi-pa-muôn, Trưởng phòng Kinh doanh  kiêm trợ lý quan hệ đối ngoại tâm sự, anh rất thích làm ở Công ty, bởi ở đây anh được lãnh đạo và anh em người Việt trân trọng, thu nhập cao và ổn định. Vừa qua, Công ty còn tạo điều kiện cho anh đưa vợ con từ thị xã Thà Khẹt đến làm nhà, mở cửa hàng kinh doanh dịch vụ trên đất của công ty, vì thế, anh càng an tâm gắn bó lâu dài với công ty. Ðây cũng chính là chính sách thu hút, giữ cán bộ người Lào có năng lực ở lại gắn bó với Công ty lâu dài. Các anh Mon Thong (39 tuổi), Ðội phó phụ trách nhân lực của đội khai thác; Chăm Tha Vông (25 tuổi) và nhiều công nhân khác tuổi đời 18-20, khi tiếp xúc với chúng tôi đều chung một tâm sự và nguyện vọng được gắn bó lâu dài với Công ty, vì làm ở đây được trân trọng, có thu nhập cao và được đóng bảo hiểm xã hội. Ai làm tốt còn được sang Việt Nam du lịch,...

 

Phó Tỉnh trưởng Khăm Muộn Xổm Chay Phẹt Sỉ Nuồn cho biết: Nhờ các bạn Việt Nam mà mỏ thạch cao - trữ lượng hơn 21 triệu tấn này "ngủ quên" trong lòng đất bao nhiêu triệu năm đã được đánh thức. Ông hy vọng, Mitraco sẽ tạo nên một "điểm nhấn" công nghiệp khai khoáng đầu tiên cho Khăm Muộn, góp phần giải quyết nhiều lao động và xóa đói, giảm nghèo bền vững cho bà con các bộ tộc Lào...

 

"Ðiểm nhấn" công nghiệp mà Phó tỉnh trưởng tỉnh Khăm Muộn mong muốn là có cơ sở, vì theo Tổng Giám đốc Mitraco Nguyễn Nhật: Tập thể Ðảng ủy và Ban Giám giám đốc xác định, đầu tư cho bạn là đầu tư cho mình nên tuy bị ảnh hưởng suy thoái kinh tế, nhưng Tổng Công ty vẫn quyết tâm dành khoản tài chính 10 triệu USD để xây dựng nhà máy chế biến bột thạch cao công suất 60.000 tấn sản phẩm năm (giai đoạn 1 là 30.000 tấn/năm) và dây chuyền nghiền thạch cao 500.000 tấn sản phẩm/năm nhằm thay thế hoàn toàn bột thạch cao mà Việt Nam phải nhập  từ châu Âu; kế đến là đầu tư nhà máy sản xuất tấm trần thạch cao nâng công suất khai thác mỏ lên hơn 500.000 tấn/năm, giải quyết thêm nhiều việc làm ổn định cho con em các bộ tộc Lào... Giám đốc Nhật còn cho biết thêm, được sự ủng hộ của nước bạn, Tổng Công ty đang chuẩn bị các điều kiện để nhanh chóng triển khai thăm dò, đầu tư khai thác, chế biến một số mỏ khoáng sản như: thiếc, thạch anh, vàng... ở các tỉnh Trung Lào.     

(Theo // Báo Nhân dân điện tử)

  • Angkor Air mở đường bay Phnompenh-Bắc Kinh
  • Indochina Capital vẫn tiếp tục hoạt động tại Việt Nam
  • DHL khai trương dịch vụ vận chuyển hàng lẻ trực tiếp từ Việt Nam đi Đức, Ý và Hoa Kỳ
  • Harley-Davidson thẳng tiến vào thị trường Ấn Độ
  • Jetstar Pacific sắp mất tên?
  • Air China đột kích Cathay Pacific
  • Chuyển nhượng Cảng Nghi Sơn cho Petrovietnam
  • Chống suy giảm kinh tế: DN chủ động vượt khó
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
Thanh Dũng Furniture - Nội thất Thanh Dũng

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao