Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Phát triển bền vững DNNVV: 6 kiến nghị tới Chính phủ

DNNVV phải đặt lại chiến lược phát triển kinh doanh, tái cấu trúc lại DN, cắt bỏ ngay những hạng mục đầu tư nhiều rủi ro và tìm kiếm cơ hội dù nhỏ nhất

Nhân kỳ họp Quốc hội thứ 1 khóa XIII, DĐDN trân trọng giới thiệu 6 kiến nghị của ông Văn Hữu Thiết - Ủy viên BCH TƯ Hiệp hội DNNVV VN, PCT Thường trực kiêm Tổng thư ký Hiệp hội DNNVV TP Đà Nẵng. 

Lạm phát và khủng hoảng kinh tế nói chung đã dồn sức ép quá nặng lên nhiều hoạt động sản xuất và kinh doanh của DN VN, nhất là hệ thống DNNVV.  Hệ luỵ của tình hình trên là gần một nửa DN VN, nhất là DNNVV đang trong tình trạng trì trệ, đình đốn, thua lỗ và phá sản.

Thứ nhất, cách thức điều hành kinh tế vĩ mô của cần quan tâm hơn nữa đến sự tồn tại và phát triển bền vững của các DNNVV. Sự tồn tại và phát triển của các DN này phụ thuộc rất nhiều vào các chính sách của nhà nước và cách thức điều hành kinh tế vĩ mô của Chính phủ. Vì thế, không thể vì sự yếu kém của các thành phần kinh tế khác hay sự quản lý điều hành kém gây ra cho nền kinh tế đất nước mà sau đó phải chữa trị bằng một liều thuốc chung cho toàn bộ kinh tế bao gồm tất cả các loại hình DN. Thực tế cho thấy Chính phủ phải có chiến lược quốc gia về phát triển lực lượng DNNVV VN. Chiến lược này phải thể hiện rõ quyết tâm của Chính phủ trong hệ thống chính sách thông minh, bình đẳng, ổn định, sát thực tế và khả thi, nhất là các chính sách về thuế, đất đai, lãi suất, đầu mối công nghệ, xuất nhập khẩu, hỗ trợ sản xuất hàng nội địa, đào tạo nhằm khuyến khích và phát huy triệt để sự sáng tạo và năng động của khu vực này. Đề nghị Quốc hội sớm ban hành Luật DNNVV VN.

Thứ hai, cùng với việc điều hành để giảm dần chỉ số CPI và lạm phát, đề nghị Chính phủ có ngay những giải pháp tình thế để điều chỉnh lãi suất vay đang còn quá cao như hiện nay vì sự tồn tại và phát triển của DN, nhất là DNNVV chứ không phải chỉ để bảo đảm an toàn cho hệ thống ngân hàng trong khi sức chịu đựng của nhiều DN đang đuối dần, không ít DN đang không chịu nổi và phá sản. Trước mắt, cần hạ nhiệt ngay lãi suất bằng quy định thống nhất của ngân hàng nhà nước VN về mức sàn cho vay không quá 20%/năm, ít nhất cho 6 tháng cuối năm 2011; Gia tăng thêm một chu kỳ nợ đối với những DN đến hạn trả mà chưa thể trả được thay vì phải ghi vào nợ xấu. Xử lý nghiêm bằng pháp luật đối với các ngân hàng không thực hiện đúng các chủ trương của Chính phủ và quy định của ngân hàng nhà nước chung quanh vấn đề huy động và vay vốn, đang thực sự gây nhiều bức xúc cho nhiều DN.

Giảm thuế thu nhập DN (30% đối với các DN xuất khẩu và 50% đối với các DN sản xuất hàng tiêu dùng nội địa). Đặc biệt, theo tôi phải mạnh dạn cung ứng vốn cho các loại DN này với mức lãi suất thấp hơn ít nhất 2% so với mức sàn lãi suất quy định.

Với bản thân từng DNNVV. Giai đoạn này là thách thức cũng là một cơ hội đối với từng DN. Để tồn tại, DNNVV phải liên doanh liên kết với nhau, chia sẻ và hỗ trợ, tự cứu lẫn nhau. Theo đó, từng DN phải đặt lại chiến lược phát triển kinh doanh của mình, tái cấu trúc lại DN, cắt bỏ ngay những hạn mục đầu tư xét thấy nhiều rủi ro, chỉ mở rộng phạm vi sản xuất kinh doanh trong giới hạn mà mình có thể kiểm soát được. Rà soát lại đối tác, chọn lựa lại bạn hàng và người những cộng sự. Có lẽ tất cả chúng ta đều đang cũng nghĩ như vậy vì sự phát triển bền vững của DN mình.

Thứ ba, kiểm toán và công khai kết quả kiểm toán đối với các Tập đoàn kinh tế nhà nước và kiến nghị Chính phủ và các bộ ngành liên quan dựa vào kết quả kiểm toán này cũng như tình hình chung của nền kinh tế đất nước. Đây thật sự là một giải pháp cần thiết nhằm đem lại niềm tin cho công chúng với Chính phủ về sự quản lý và điều hành vĩ mô. Đồng thời đề nghị Chính phủ thành lập các tổ chức thanh tra độc lập phối hợp với các đơn vị kiểm toán độc lập để  thanh tra những dự án đầu tư công kém hiệu quả, các dự án bất động sản ở cả địa phương và trung ương đang có nhiều nghi vấn. Đề nghị Quốc hội sớm sửa đổi Luật Đất đai cho phù hợp với tình hình mới. Đây thực sự là một điểm then chốt để chống tham nhũng trong quá trình quản lý đất đai.

Thứ tư, đề nghị Chính phủ phải có thái độ quyết liệt đối với các DN FDI không trung thực trong sản xuất và kinh doanh (tìm cách trốn thuế, bóc lột nhân công, thực hiện không đúng cam kết trong các hợp đồng nhập thiết bị và nguyên liệu hay như nhiều DN Trung Quốc đầu thầu giá rẻ nhưng trúng thầu xong,  mục nào ngon thì tìm cách xơi trước, mục nào khó gặm thì chây lười không thực hiện gây ra quá nhiều trì trệ và bế tắc trong nhiều công trình xây dựng...), đồng thời phải xác định lại chiến lược quốc gia về sự phát triển và quản lý DN FDI.

Thứ năm, VN là một quốc gia có hơn 3.200 km đường biển. Thế kỷ XXI được thế giới thừa nhận là thế kỷ Đại dương. Đề nghị Chính phủ sớm hình thành chiến lược phát triển về kinh tế biển. Quốc hội cần sớm ban hành Luật biển VN cũng như Luật bảo vệ tài nguyên môi trường biển. Một trong những điểm quan trọng của chiến lược này là phải tổ chức nghiên cứu một cách có hệ thống thực trạng phân bố tài nguyên biển và các nguồn lợi thuỷ sản trên toàn vùng biển VN kể cả bờ biển, mặt biển, trong lòng biển và đáy biển. các dự án đánh bắt xa bờ của chúng ta đã thất bại vì chưa nghiên cứu đầy đủ việc phân bố nguồn lợi thuỷ sản cũng như tài nguyên biển. Công nghệ bảo quản trong quá trình đánh bắt kém và công nghệ phân phối không khoa học. Do vậy, hiện nay, nhiều DN xuất khẩu thuỷ sản đang thu hẹp hoặc ngừng hoạt động vì không có nguyên liệu, ngư dân bán tàu bỏ biển ngày càng nhiều. Đây thật sự là một dấu hiệu đáng buồn thể hiện sự bất cập của chúng ta trong vấn đề phát triển kinh tế biển. Hơn nữa, việc phát triển kinh tế biển là một trong những điều kiện đặc biệt quan trọng để thể hiện chủ quyền của chúng ta trên biển Đông.

Thứ sáu, hiện nay, nông nghiệp, nông dân và nông thôn đang là một thị trường giàu tiềm năng, đang còn bỏ ngỏ. Ba năm qua, kim ngạch xuất khẩu của ngành nông sản năm nào cũng có bước phát triển vượt bậc. Đây là một bằng chứng hùng hồn về tiềm năng và thế mạnh của nông dân, nông thôn và nông nghiệp VN. Chính phủ nên sớm hình thành một hệ thống chính sách lâu dài và ổn định nhằm khuyến khích nhiều DN VN hướng về thị trường nông thôn để có chiến lược phát triển và sản xuất kinh doanh của mình. Đặc biệt là chính phủ nên có chiến lược và chính sách cụ thể hỗ trợ DN đầu tư công nghệ chế biến bảo quản và phân phối sau thu hoạch nhằm hạn chế tình trạng được mùa mất giá, được giá mất mùa tại những vùng sản xuất trọng điểm của đất nước. Đây thật sự là thời cơ rất lớn để DN VN chiếm lĩnh thị trường nội địa.

(Theo Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Hiệp hội Vận tải Hải Phòng: Nhiều DN tự nguyện xin gia nhập
  • Tìm cách vượt khó: Cần tư duy đột phá
  • Vẫn sống khỏe
  • Tìm lối ra trong 6 tháng cuối năm
  • Giới doanh nhân Công giáo: Tạo giá trị bằng sự phục vụ
  • Thời của quy mô và công nghệ
  • Sự kiện doanh nghiệp 24h qua
  • Nước sắp tới chân, doanh nghiệp lại... “ngán” nhảy?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
Thanh Dũng Furniture - Nội thất Thanh Dũng

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao