Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thuốc tăng giá: Người bệnh nói có, ngành chức năng bảo không

Người bệnh vẫn nặng gánh với giá thuốc chữa bệnh - Ảnh L.N

Liên tiếp trong nhiều ngày qua, một số mặt hàng thuốc tây trong và ngoài nước đã âm thầm được tăng giá. Trong khi người bệnh đang phải đối mặt với giá thuốc tăng cao thì ngành chức năng cho rằng giá thuốc đang ổn định

Nội - ngoại đều tăng giá

Trên thị trường TPHCM, một số mặt hàng thuốc chữa bệnh sản xuất trong và ngoài nước đã tăng giá nhiều ngày qua.

Chị Nguyễn Thị Phương (30 tuổi, ở quận 7), cho biết, mới đây chị bị sốt cao; đi khám ở một bệnh viện được bác sĩ kê toa 3 loại thuốc, trong đó có thuốc hạ sốt Efferalgal  500mg. Khi chị  đi mua thì thuốc này được nhà thuốc bán với giá 36.000 đồng/hộp, trong khi trước đó, giá chỉ có 33.000 đồng.

Nhiều chị em cũng cho biết, thuốc ngừa thai Marvelon, hộp 21 viên của Cty Schering-Plough, trước đây giá 41.700 đồng thì nay đã tăng thành 46.000 đồng/hộp.

Mới đây nhất, 4 mặt hàng thuốc tây của Công ty Merck đã tăng giá từ 3 đến 5%; trong đó, có 17 mặt hàng được điều chỉnh tăng giá từ ngày 1 đến 3 vừa qua, nay lại tiếp tục lập mặt bằng giá mới, sau khi thuốc này từ nhà phân phối là Công ty Diethelm chuyển sang phân phối bởi Công ty Zuellig Pharma.

Ghi nhận có những loại thuốc như thuốc điều trị vô sinh Cetrotide inj 0,25mg tăng từ 4,65 triệu đồng lên hơn 4,92 triệu đồng/hộp, trong khi thuốc chống tăng trưởng Saizen inj từ 1,45 triệu đồng/hộp đã tăng lên hơn 1,53 triệu đồng/hộp.

Trong khi đó, nhiều mặt hàng thuốc như Berberal F 50mg, NadyGan của Công ty Cổ phần dược phẩm 2-9 cũng thông báo tăng giá từ đầu tháng 4. Cũng tại thời điểm này, có 11 mặt hàng của Janssen Cilag tăng giá từ 5 đến 9%, có nhiều thuốc tăng giá đến 40.000 đồng/sản phẩm.

Mới đây, Công ty Dược phẩm Vimedimex cũng đã gởi thông báo tăng giá 28 mặt hàng thuốc tây ngoại nhập; trong đó, các mặt hàng thuốc tăng giá từ 3 đến 12%.

Có thực giá thuốc được bình ổn?

Khảo sát 3 tháng đầu năm 2010 của Hiệp hội sản xuất kinh doanh dược Việt Nam với 16.485 mặt hàng thuốc sản xuất trong nước, có 199 lượt mặt hàng tăng giá. Trong khi đó, khảo sát 19.677 lượt mặt hàng thuốc nhập khẩu cho thấy có 68 lượt thuốc được tăng giá.

Vậy nhưng, trong một công văn khẩn gửi báo Tiền Phong mới đây đề cập giá thuốc, ông Nguyễn Việt Hùng - Phó Cục trưởng Quản lý Dược cho biết, từ những kết quả khảo sát của Hiệp hội sản xuất kinh doanh dược Việt Nam tháng 2 và 3 tháng đầu năm 2010, cho thấy giá thuốc đang được bình ổn.

Tuy nhiên,  khảo sát của chính hiệp hội này cho thấy, giá các mặt hàng thuốc vẫn gia tăng với tỷ lệ không nhỏ trong những đợt khảo sát của hiệp hội.

Dược phẩm ở TPHCM chiếm 70% thị phần dược phẩm cả nước, nhưng Sở Y tế thành phố này lại thiếu thông tin về giá cả các mặt hàng thuốc của doanh nghiệp dược nước ngoài và các tỉnh đang lưu hành trên địa bàn, bởi cấp quản lý lại thuộc Cục Quản lý Dược.

Điều này được một lãnh đạo Sở Y tế lý giải là do khó nắm bắt việc tăng giá vì chưa có thông tin cung cấp từ Cục Quản lý Dược(?!).

* Tại một số nhà thuốc và hệ thống phân phối thực phẩm chức năng ở TPHCM, một số thực phẩm chức năng hỗ trợ trị bệnh tăng giá chóng mặt.

Cụ thể: thực phẩm chức năng giảm Cholesterol trong máu Cumin-Chito do Cty Vĩ Hoa sản xuất tăng từ 99.000 đồng lên 110.000 đồng; loại giúp thải độc, hỗ trợ điều trị ung thư Cumin-Beauty tăng từ 165.000 đồng/hộp lên 180.000 đồng/hộp.

L.N

* Theo Cục Quản lý giá, Bộ Tài chính, tác động của việc tăng tỷ giá, giá xăng, giá điện trong thời gian vừa qua cùng với lộ trình tăng lương cơ bản trong tháng 5 sẽ gây áp lực làm tăng giá thuốc trong thời gian tới. Ngay trong tháng 4, sẽ có khả năng hình thành mặt bằng giá thuốc mới với mức tăng trung bình 5%.

Cục Quản lý giá cho biết, trong tháng 3, thị trường dược phẩm chịu tác động của một đợt tăng giá do áp lực tăng tỷ giá, giá xăng, giá điện. Bên cạnh lý do chi phí tăng khiến giá thuốc tăng, người ta đã lợi dụng tình hình để tăng giá nhiều mặt hàng thuốc, nhất là các loại biệt dược và các loại thuốc phân phối độc quyền. 

Phạm Tuyên

(Theo Lê Nguyễn // Tienphong Online)

  • Sẽ có 2 nhà máy mới chế biến lúa, gạo tại ĐBSCL
  • Đình công - Do thiếu cơ chế thương lượng
  • Tổng công ty CP Xây lắp Dầu khí tăng lợi nhuận quý I tới 800%
  • Doanh nghiệp cần tận dụng cơ hội từ các thị trường mới
  • FPT Telecom nâng băng thông dịch vụ internet cáp quang
  • Sửa Luật Lao động: “Nóng” chuyện tiền lương và quan hệ lao động
  • Cá bé nuốt cá lớn
  • Hậu xã hội hóa công viên ở Kiên Giang: Doanh nghiệp chịu rủi ro
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
Thanh Dũng Furniture - Nội thất Thanh Dũng

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao